Đây là kinh nghiệm "xương máu" khi mua đồ dùng cho bé

Khi chọn mua bất cứ đồ dùng gì cho bé yêu, mẹ nên nhớ những điều sau đây để đảm  bảo những điều tốt nhất cho sức khỏe của bé yêu. Đừng chủ quan mà mắc phải những sai lầm không đáng co khi mua săm những vật dụng làm từ nhựa cho bé.

30 giây không bao giờ thừa. Món đồ nào của bé cũng đáng yêu, đặc biệt là chúng còn được thiết kế đầy màu sắc và xinh xắn. Nhưng trước khi quyết định mua, mẹ hãy dành ra 30 giây để đọc hết hướng dẫn và các ký hiệu trên nhãn mác. Hành động tuy nhỏ nhưng cực kỳ quan trọng này sẽ giúp mẹ nắm bắt ngay những thông tin quan trọng về nguồn gốc, nhãn hiệu, chất liệu, hạn dùng. Đây đều là những yếu tố chính yếu để mẹ có thể đánh giá sản phẩm nhựa đó có an toàn cho con hay không. Tuyệt đối không mua sản phẩm không có nhãn mác, không ghi đầy đủ hoặc mập mờ thông tin nhà sản xuất. Nhiều mẹ còn cẩn thận, trang bị cả những phần mềm nhận diện mã code trên smartphone để tiện tra cứu thông tin sản phẩm.

Không mắc "bẫy" giá cả: Không nhất thiết phải chọn đồ quá mắc tiền cho con, như vậy sẽ rất lãng phí nếu bé ít sử dụng. Tuy nhiên mẹ cần cẩn trọng với những sản phẩm có giá thấp hơn mức bình thường. Vì đồ dùng em bé luôn đòi hỏi cao về chất liệu, kiểu dáng, công năng nên không thể có giá quá rẻ. Đôi khi mua đồ rẻ không sử dụng được lâu dài thì càng thêm lãng phí. Chiêu thức “giá bèo” còn khiến chúng ta dễ bỏ qua hay thỏa hiệp với những tiêu chí an toàn khác.



Hiểu về các loại nhựa: Hơn 80% sản phẩm dành cho bé như bình sữa, chén dĩa, đồ chơi… đều làm từ nhựa. Dưới đáy các đồ dùng nhựa thường có biểu tượng “Recyle” cùng có các số từ 1-7 giúp mẹ dễ nhận biết độ an toàn của sản phẩm. Mẹ nên lưu ý kỹ số 5 và số 7 nhé!
– Số 1- PE hay PET: an toàn, nhưng chỉ nên sử dụng một lần vì khả năng tích tụ vi khuẩn cao như: chai nước suối, chai nước ngọt, chai gia vị…
– Số 2 – HDP hay HDPE: độ an toàn cao, ít có khả năng tích tụ vi khuẩn.
– Số 3 – PVC hay 3V: làm từ polyvinyl clorua, tuyệt đối không dùng chứa thực phẩm hay nước uống. Vì loại nhựa này vì có chứa BPA, phthalates, cản trở sự phát triển của hormone và khả năng sinh sản, không an toàn khi gặp nhiệt độ cao.
– Số 4 – LDPE thường được dùng để tạo ra các loại giấy gói thực phẩm, chỉ nên dùng một lần duy nhất.
– Số 5 – PP (tức polypropylene): thích hợp nhất cho việc đựng thực phẩm, không chứa hóa chất độc hại nào thôi nhiễm vào thực phẩm và khả năng chịu nhiệt cao.
– Số 6 – PS (tức polystyrene): loại nhựa đựng thực phẩm sử dụng một lần, nhưng hạn chế sử dụng ở nhiệt độ cao vì có khả năng tiết ra các hóa chất độc hại.
– Số 7 – PC (tức polycarbonate): để chỉ các loại nhựa còn lại, trong đó có nhựa polycarbonate. Tuyệt đối không lựa chọn những sản phẩm từ loại nhựa này để chứa đựng và bảo quản thực phẩm.

Nói không với BPA: Loại nhựa an toàn được khuyến cáo dành riêng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là loại không chứa BPA – Bisphenol A, chất độc có thể gây vô sinh, béo phì, ung thư, dậy thì sớm… Tất cả các sản phẩm dành cho bé như bình sữa, ly tập uống, ty ngậm, đồ chơi… đều không được chứa BPA. Ở các quốc gia phát triển và những thương hiệu đồ dùng trẻ sơ sinh uy tín trên thế giới đều sử dụng nhựa không chứa BPA và in ký hiệu BPA free hoặc tên hóa học… trên sản phẩm để người tiêu dùng dễ dàng nhận biết. Mẹ đừng bỏ qua những kiến thức cơ bản về tên khoa học, ký hiệu, khả năng chịu nhiệt trước khi mua nhé! Lưu ý không chọn những sản phẩm màu sắc qáu sặc sỡ, nhiều hoa văn vì thường chứa hóa chất và dễ ra màu.

Theo lamchame.com

Bình luận