Phương pháp giáo dục trẻ từ 3 đến 4 tuổi học chữ khoa học, giúp con tiếp thu nhanh và nhớ lâu. Theo lời khuyên của nhiều chuyên gia, giai đoạn này là thời điểm lý tưởng để chúng tiếp nhận và ghi nhớ kiến thức mới hiệu quả nhất. Vì thế, các bậc phụ huynh nên tận dụng thời điểm này để dạy bé học chữ, nâng cao vốn từ thật tốt. Để bé học chữ đạt hiệu quả tốt nhất nên áp phương pháp học tự nhiên, tránh nhòi nhét, ép buộc.
- Trong cả cuộc đời, đây là thời kì trẻ có khả năng nhớ từ nhiều nhất. Vì vậy, cha mẹ nên dạy con càng nhiều từ càng tốt. Vậy thì nên làm thế nào để phát triển khả năng ngôn ngữ của trẻ? Việc quan trọng trước tiên là việc hàng ngày cha mẹ phải nói chuyện với con mình hết khả năng có thể được. Quan trọng là nói chuyện với trẻ một cách nghiêm túc, dùng từ chính xác như nói với người lớn, và dùng cách nói chuyện theo chủ để, có cốt truyện để trẻ có thể tư duy, suy luận được.
- Ví dụ như, không được mắng cột lốc “Con yên lặng đi nào”. Nếu nói “Mẹ đang nói chuyện điện thoại” thì con sẽ hiểu ra lí do mẹ yêu cầu chúng yên lặng. Bạn hãy nói với con những câu có quan hệ nhân quả như “Mình phải mang ô theo con ạ. Hôm nay dự báo thời tiết nói sẽ có mưa mà” chẳng hạn.
- Trẻ em có khi nào đó nghe được một từ gì khó, có ngày sẽ tự nhiên bật ra từ khó đó vào hoàn cảnh hết sức hợp lí, khiến cha mẹ phải ngạc nhiên.
- Trẻ em học từ cha mẹ ngay cả khi cha mẹ chúng không hề biết.
- Vì vậy hàng ngày mẹ chúng nói chuyện dùng từ nghiêm túc, chính xác, phong phú thì khả năng ngôn ngữ của trẻ tiến bộ rõ rệt, sẽ ít có những từ ngữ phản đối, trẻ không chậm chạp như những đứa trẻ trí tuệ kém phát triển.
- Ngoài việc nói chuyện với con, hãy đọc thật nhiều sách truyện cho con (truyện có tranh vẽ chứ ko phải manga). Trẻ con rất thích được nghe đọc truyện. Mỗi ngày hãy cố gắng đọc 5 hay 10 quyển cho con.
- Hãy tạo thói quen đến thư viện, tìm quyển sách trẻ thích, mượn về đọc khi trẻ ở độ tuổi này. Với việc đọc nhiều sách, nội dung ngôn từ trẻ dùng để lí giải sẽ vô cùng phong phú. Để nâng cao khả năng ngôn ngữ của trẻ thì không có việc gì tốt bằng việc đọc sách tranh.
- Đồng thời, qua việc đọc sách tạo cho trẻ sự quan tâm đến chữ cái, trẻ có ý muốn tự đọc lấy sách, đó là điều tuyệt vời nhất. 3 tuổi được gọi là thời kì “vận chữ đã đến” của trẻ. Có những đứa trẻ thời kì này, cực kì quan tâm đến chữ cái, kể cả bố mẹ cứ phớt lờ đi chăng nữa, thì trẻ cũng cứ hỏi “chữ này đọc là gì? Chữ kia đọc là gì?” rồi chẳng mấy lúc nhớ hết bộ chữ cái, tự đọc sách rất lưu loát. Hiện nay, không khó gì tìm ra trẻ 3 tuổi đọc sách lưu loát.
- Giáo sư Rickel, đại học Muhem, nơi được gọi là lá cờ đầu trong ngành giáo dục sớm của Đức nghiên cứu dữ liệu trên thực tế cho hay, trẻ có thể bắt đầu đọc viết được từ khi lên 2 lên 3 và ông chủ trương phải dạy trẻ biết đọc từ thời kì này.
- Giáo sư cũng có ý kiến như vậy trong việc luyện tập số học. Theo giáo sư thì thời kì để trẻ học tập được ko phải là 5, 6 tuổi, mà 2, 3 tuổi là thời kì thích hợp nhất. Ở thời kì này, ko cho trẻ học tập, chỉ để thả rông cho chơi không thôi, năng lực của trẻ sẽ bị phát triển thiên lệch. Nếu trong thời kì này không nuôi dưỡng sự quan tâm của trẻ đến chữ cái, thì đến 5,6 tuổi, trẻ ko quan tâm đến chữ nghĩa gì lắm, khả năng nhớ chữ, nhớ từ cũng giảm sút hơn rồi, thì việc bắt đầu cho trẻ tập đọc sẽ gặp nhiều khó khăn.
- Nếu từ 6 tháng tuổi đã đọc sách tranh cho trẻ, có thói quen mẹ con cùng đọc sách hàng ngày thì đến không có trẻ nào đến 5 tuổi lại ko có sự ham mê chữ nghĩa.
- Nếu như mẹ nói “Trong quyển này có chuyện rất là hay. Nhưng mẹ đang bận quá, ko đọc cho con nghe được. Giá như con biết đọc thì hay quá!” trẻ sẽ muốn tự đọc được phải không ạ? Đây là cách hướng trẻ đến việc tự đọc sách một cách tự nhiên và nhẹ nhàng nhất. Đó là cách làm khiến trẻ 3 tuổi nhớ hết bảng chữ cái từ lúc nào.
- Có thể đọc viết được chữ, khiến khả năng tư duy ở trẻ phát triển ở mức cao hơn nhiều. Cánh cửa trẻ bước vào thế giới cũng rộng mở hơn nhiều.
- Trẻ phát triển khả năng lí giải từ những câu chuyện cổ tích đến thế giới mà chúng chưa hề trải nghiệm bao giờ.
- Tiến sĩ John Ocorna của Mỹ từng nói “khả năng ngôn ngữ cho biết địa vị xã hội, thu nhập thấp hay cao. Cũng cho biết cả thành tích học tập ở trường học”. Phải suy nghĩ rằng, tạo cho con khả năng đọc sách tốt như là một tài sản quí giá bố mẹ có thể tặng cho con cái của mình mới được.
Bố mẹ trẻ phải nên biết trước rằng để 6 tuổi mới tạo thói quen đọc sách là quá muộn và khó khăn. Nếu dạy từ 3 tuổi thì trẻ tiếp thu nhanh và việc dạy học cũng vui vẻ hơn nhiều.
Vậy với trẻ 3 tuổi thì sách nào là phù hợp?
Ở độ tuổi này, quyển sách về những câu chuyện gần gũi với sinh hoạt, hoạt động sống hàng ngày sẽ trở nên vô cùng hấp dẫn và thu hút đối với trẻ. Vì vậy, khi chọn sách cho bé, phụ huynh nên chọn mua những quyển sách thật đơn giản, dễ hiều về cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của trẻ, đồng thời có những hình ảnh minh họa bắt mắt để gây cảm hứng muốn đọc cho con.
Babymart.vn/Tổng hợp