Xây dựng nền tảng cho trẻ thông minh vượt trội

Xây dựng nền tảng cho trẻ thông minh vượt trội nên bắt đầu ngay từ khi sơ sinh. Theo chứng minh của các nhà khoa học, não bộ của trẻ nhỏ rất linh hoạt, có khả năng tiếp thu rất nhanh và nhiều. Vì vậy, phụ huynh hãy tận dụng giai đoạn đầu đời của trẻ xây dựng cho bé yêu những nền tảng tốt thúc đẩy sự phát triển trí não và nhân cách thông qua chế độ dinh dưỡng hợp lý, các hoạt động vui chơi, học hỏi bổ ích.

1. Nuôi con bằng sữa mẹ
 Xây dựng nền tảng cho trẻ thông minh vượt trội
Theo những kết quả nghiên cứu chứng minh, trẻ được bú sữa mẹ sẽ phát triển rất khỏe mạnh và thông minh vượt trội hơn những bé không được tiếp thu nguồn dưỡng chất quý giá này. Chính vì vậy bất luận như thế nào, mẹ cũng nên cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và có thể càng lâu càng tốt.
 
2. Bổ sung dưỡng chất tốt cho trí não
Đối với trẻ, dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp bé phát triển trí não toàn diện. Do vậy, trẻ cần được tiếp thu đầy đủ những dưỡng chất tốt cho trí não và chiều cao như: DHA, chất béo, Iot, Kẽm, Choline, Vitamin B12, Taurine, Canxi, Vitamin A - C - D, Phospho,... Kết quả nghiên cứu của các chuyên gia đinh dưỡng luôn khẳng định rằng, DHA nắm vai trò cực kỳ quan trọng đối với thành phần, cấu trúc não bộ, hỗ trợ liên kết các tế bào thần kinh, giúp hệ thần kinh hoạt động hoàn thiện trong một thế thống nhất, thúc đẩy phát triển trí thông minh vượt trội, tối ưu.
3. Bữa sáng quan trọng với trẻ
 Xây dựng nền tảng cho trẻ thông minh vượt trội
Mặc dù không phải vận động nhiều như người trưởng thành nhưng bữa sáng cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sự phát triển thể chất và trí não của trẻ. Nhiều nghiên cứu chứng mình rằng, trẻ bỏ bữa sáng thường có biểu hiện uể oải, phản ứng chậm chạp, trí nhớ kém và hay giận dữ. Vì thế, mẹ hãy chú ý cho trẻ ăn sáng đầy đủ.
 
4. Giúp trẻ sớm tiếp xúc và nhận biết chữ và đọc
Xây dựng nền tảng cho trẻ thông minh vượt trội
Sớm nhận biết chữ và đọc được chữ cái có tác dụng rất hiệu quả trong việc thúc đẩy não phải và não trái của bé phát triển. Điều này giúp bé tăng vốn từ vựng, sớm vận dụng ngôn ngữ.
 
5. Tạo điều kiện cho trẻ động não
Hướng trẻ hứng thú với các loại đồ chơi thông minh, hoặc những trò chơi giải câu đố vui, tìm chữ, sudoku,... để bé thường xuyên vận dụng suy nghĩ, phát huy tư duy logic giải quyết vấn đề, thúc đẩy não bộ phát triển. Bên cạnh đó, phụ huynh nên khuyến khích bé tham gia nhiều hoạt động bổ ích như âm nhạc, nhảy múa, hội họa,...để phát triển khả năng giao tiếp cộng đồng và xa hội, nâng cao óc sáng tạo, trí tưởng tượng, thúc đẩy bán cầu não hoạt động nhạy bén và linh hoạt.
 
6. Khuyến trẻ vận động thể chất
 Xây dựng nền tảng cho trẻ thông minh vượt trội
Vận động thể chất không chỉ rèn luyện sức khỏe của trẻ khỏe mạnh mà còn kích thích não bộ hoạt động linh hoạt. Do vậy, phụ huynh cần tạo điều kiện để trẻ thích vận động thể chất, yêu thể thao qua các hoạt động phù hợp như bơi lội, đạp xe đạp, đá bóng,... nhằm phát triển kỹ năng phối hợp đội nhóm, bồi dưỡng sự năng động, tự tin hay phát huy tố chất lãnh đạo.
7. Kích thích trẻ tò mò, thích khám phá
Trong cuộc sống thường ngày, phụ huynh nên thường xuyên đặt câu hỏi cho trẻ trả lời nhằm tạo điều kiện cho não bộ hoạt động, suy nghĩ. Song song đó, trẻ cũng nên được tham gia nhiều hoạt động ngoài trời cùng bạn bè để chúng được tự do chơi đùa, hứng thú khám phá những điều mới lạ xung quanh, tích cực trau dồi những kỹ năng mới lạ.
 
 
8. Khuyến khích trẻ đặt câu hỏi
Phụ huynh thường xuyên đưa ra những tình huống kích thích sự tò mò, muốn hiểu biết của trẻ, để chúng nhiệt tình đặt câu hỏi tương tác. Qua đó bạn dễ dàng nhận biết, trẻ có thể tiếp thu được bao nhiêu, ở mức độ nào nhằm tiện theo dõi và có kê hoạch phát triển kiến thức cho bé phù hợp.
 
9. Kể chuyện cùng trẻ
 Xây dựng nền tảng cho trẻ thông minh vượt trội
Mỗi ngày, bố mẹ có thể dành thời gian kể cho bé nghe 1 hoặc 2 câu chuyện, sau đó yêu cầu chúng kể lại theo trí nhớ, hoặc phân vai nhân vật cho cả hai khi kể cho câu chuyện thêm sinh động, hấp dẫn hơn, đồng thời tạo sự hứng thú của trẻ. Cách này giúp trẻ dễ dàng phát huy trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo với vai trò là người kể chuyện.
 
10. Tôn trọng trẻ
Đừng nghỉ rằng trẻ nhỏ không biết gì, tỏ ra phớt lờ những ý kiến của chúng hoặc mắng chửi là "đồ vô dụng", "ngu ngốc",... sẽ rất dễ làm tổn thương lòng tự trọng và tâm lý của bé. Do đó, các bậc phụ huynh nên rút kinh nghiệm và có những giải pháp tích cực hơn trong quá trình  dạy dỗ và giáo dục con em mình, giúp bé luôn có tâm hồn lạc quan, ý chí vươn lên, cảm nhận được giá trị của bản thân đối với gia đình.
11. Rèn luyện trẻ giúp đỡ việc nhà
Xây dựng nền tảng cho trẻ thông minh vượt trội 
Phụ huynh hãy rèn cho trẻ thói quen phụ giúp việc nhà từ những việc đơn giản nhất như xếp quần áo, dọn bàn ăn, quét nhà, phụ mẹ nấu ăn,... có tác dụng thúc đẩy cho não phải của bé phát triển, tăng khả năng nhận thức, gắn kết tình cảm gia đình thêm thân thiết. Qua đây cho trẻ sẽ ý thực được ý nghĩa lớn lao của lao động.
Babymart.vn/Tổng hợp

Bình luận