Những nguyên tắc vàng khi cho trẻ học tiếng Anh sớm thông qua hình thức "mưa dầm thấm lâu", tạo điều kiện vận dụng thường xuyên mỗi ngày sẽ giúp bé nhớ lâu, nhớ kỹ. Theo sự phân tích của các chuyên gia, việc học và tiếp xúc tiếng Anh sớm rất tốt đối với trẻ, bởi chúng có khả năng tiếp thu rất nhanh tuy nhiên lại nhanh quên vì vậy phụ huynh cần tạo môi trường tương tác thường xuyên qua các trò chơi, truyện kể, đối thoại,... để luôn nhắc bé khắc sâu vào trí não.
Theo ý quan điểm của một số chuyên gia tâm lý và giáo dục, phụ huynh cho con học và tiếp xúc tiếng Anh càng sớm càng có lợi cho sự tiếp thu, học hỏi của trẻ. Thời điểm này, khả năng tiếp thu của trẻ rất nhanh, nắm bắt được nhiều từ vựng và kiến thức mới một cách dễ dàng. Tuy nhiên, cũng có một số người khuyên rằng chỉ nên cho trẻ học khi đã nhuần nhuyễn tiếng mẹ đẻ, tức lúc 5 - 6 tuổi, không nên nhồi nhét kiến thức để rồi đánh cắp tuổi thơ của chúng. Mỗi quan điểm lý luận của các chuyên gia đều rất chặt chẽ và đầy thuyết phục, khiến các bậc phụ huynh thật sự rất phân vân không biết nên như thế nào là tốt cho con em mình.
Do vậy tốt hơn hết, phụ huynh nên dựa vào thái độ của trẻ để quyết định có nên cho bé học tiếng Anh sớm hay không. Nếu bé cảm thấy hứng thú với việc học tập thì đừng nên từ chối mà hãy tận dụng cơ hội để cung cấp kiến thức mới cho bé. Bởi nhiều phân tích cho thấy, mỗi người có thể nói được thông thạo một loại ngoại ngữ ngoài tiếng mẹ đẻ là nhờ được học và tiếp xúc khi còn nhỏ. Điển hình như những trẻ được sinh ra trong gia đình có bố mẹ thuộc hai nước khác nhau thì bé đã có thể nói rành rọt 2 ngôn ngữ từ khi còn rất nhỏ. Nhưng đối với những trẻ bình thường khác thì tốt nhất nên để bé rành rọt tiếng mẹ đẻ trước khi cho học ngoại ngữ để tránh sự lẫn lộn giữa 2 ngôn ngữ.
Do vậy tốt hơn hết, phụ huynh nên dựa vào thái độ của trẻ để quyết định có nên cho bé học tiếng Anh sớm hay không. Nếu bé cảm thấy hứng thú với việc học tập thì đừng nên từ chối mà hãy tận dụng cơ hội để cung cấp kiến thức mới cho bé. Bởi nhiều phân tích cho thấy, mỗi người có thể nói được thông thạo một loại ngoại ngữ ngoài tiếng mẹ đẻ là nhờ được học và tiếp xúc khi còn nhỏ. Điển hình như những trẻ được sinh ra trong gia đình có bố mẹ thuộc hai nước khác nhau thì bé đã có thể nói rành rọt 2 ngôn ngữ từ khi còn rất nhỏ. Nhưng đối với những trẻ bình thường khác thì tốt nhất nên để bé rành rọt tiếng mẹ đẻ trước khi cho học ngoại ngữ để tránh sự lẫn lộn giữa 2 ngôn ngữ.
Việc cho trẻ học sớm tiếng Anh và chúng có tiếp thu, nhớ lâu hoàn toàn phụ thuộc vào phương pháp dạy dỗ của giáo viên cũng như phu huynh. Do vậy cần các ông bố bà mẹ nhớ rằng, nên kết hợp giữa học và chơi chính là chìa khóa giúp trẻ hứng thú học tập, dễ thấm và nhớ lâu. Do vậy bên cạnh những giờ chính cho trẻ đến trường học Tiếng Anh, về nhà bộ mẹ cũng nên thường ôn bài cho bé thông qua các cuộc đối thoại thường ngày, trò chơi hoặc đồ chơi,... thú vị để luôn nhắc bé nhớ lâu và chắc những kiên thức đã học.
Sử dụng những mẫu giấy nghi nhớ từ và chữ cái
Tương tự như hình thức dạy trẻ học tiếng Việt, sử dụng những mẫu giấy nhớ để làm công cụ tuyệt vời giúp trẻ học tốt tiếng Anh. Nhờ những tấm giấy này, trẻ sẽ ghi nhớ được mặt chữ và cách phát âm rất hiệu quả. Bố mẹ nên khuyên khích trẻ tự ghi lại những từ vựng đã học vào giấy ghi nhớ và dán quanh nhà, ở những nơi mà trẻ thường xuyên nhìn thấy. Ngoài ra, việc dán từ vựng tiếng Anh vào những vật dụng tưng ứng trong nhà cũng kích thích trẻ nhanh chóng tăng vốn từ vựng và nhớ lâu như: bàn - table; ghế - chair; tủ lạnh - refrigerator, fridge; đồng hồ treo tường - clock; phòng tắm - bathroom, phòng ngủ - bedroom;...
Trò chuyện tiếng Anh với trẻ
Phụ huynh có thể tận dụng những cuộc giao tiếp hằng ngày cùng con lồng ghép những câu tiếng Anh đơn giản. Lúc đầu, bố mẹ có thể hỏi trẻ câu đơn giản bằng Tiếng Anh và bé trả lời bằng tiếng Việt. Sau khi quen dần thì nâng cao cấp độ, yêu cầu bé trả lời bằng tiếng Anh có gợi ý, sau đó để chúng tự sử dụng tiếng Anh. Điều này không chỉ giúp bé phát triển khả năng giao tiếp tiếng Anh mà còn liên tục nhắc nhở con ghi nhớ từ vựng và tiếp thu thêm từ mới. Ví dụ như: trong cuộc trò chuyện với trẻ bố/mẹ có thể chỉ vào một vật dụng trong nhà và hỏi "What is this" để bé trẻ lời, hoặc "What are you doing?", "Can you help me?", "What would you like to eat?", "What would you like to drink?",...
Ngoài ra, phụ huynh có thể mua truyện cổ tích tiếng Anh về đọc chậm rãi cho bé nghe, sau đó có thể yêu cầu bé nói ra một vài từ đọc. Thêm vào đó, khi dẫn trẻ đi chơi hoặc đi dạo công viên, phụ huynh cũng có thể sử dụng một vài từ tiếng Anh nói cho bé biết về cảnh vật xung quanh hay diễn tả hành động của mình,... Những phương pháp này dần dần sẽ giúp bé hoàn toàn tự tin khi giao tiếp tiếng Anh.
Học tiếng Anh thú vị khi thư giãn
Tận dụng những giây phút thư giãn của bé cũng cho trẻ tiếp xúc với tiếng Anh thông qua các chường trình truyền hình yêu thích, phim hoạt hình, đồ chơi (đồ chơi ghép hình tìm chữ), truyện,... Sự kết hợp này vừa giúp trẻ có thời gian thư giãn thú vị vừa phát triển khả năng nghe, đọc hiểu, nhớ từ,...
Với những phương pháp học tiếng Anh khoa học dưới sự hỗ trợ của trường lớp và gia đình, chắc chắn rằng các bé sẽ rất dễ dàng thành thạo và vững vàng khi sử dụng ngoại ngữ này ngay từ khi còn nhỏ.
Babymart.vn/Tổng hợp