Cần lưu ý gì khi chăm sóc trẻ từ 0 đến 1 tuổi

Trong năm đầu đời, bé phát triển thị giác, giao tiếp với người khác, khám phá và tìm hiểu môi trường xung quanh. Não bộ của bé phát triển để ghi nhớ, phát triển ngôn ngữ, suy nghĩ và tư duy. Bé bắt đầu tập nói những âm tiết đơn giản như "ba ba", "ma ma", "da da". Bé biết tên gọi của những người xung quanh. Trong giai đoạn này, bé bắt đầu biết hình thanh mối quan hệ yêu thương và tin cậy cha mẹ. Cách bố mẹ vỗ về, bế bồng và chơi với bé sẽ giúp bé biết cách tương tác với người khác.
[​IMG]
Lời khuyên dành cho cha mẹ
Dưới đây là một số điều mà bố mẹ có thể giúp con trong năm đầu đời.
– Nói chuyện với bé bất cứ khi nào có thể, ngay cả khi bé nói lặp đi lặp lại những từ đơn giản. Điều đó sẽ giúp bé học nói nhanh hơn.
– Đọc cho bé nghe để giúp bé học từ vựng.
– Hát và cho bé nghe nhạc để bé yêu âm nhạc và phát triển trí não.
– Khen ngợi và bày tỏ tình yêu của bạn.
– Dành thời gian vỗ về bé để bé cảm thấy an toàn và được cha mẹ chăm sóc.
– Chơi với bé khi bé tỉnh táo và vui vẻ. Nếu bạn nhận thấy bé có dấu hiệu cáu gắt, mệt mỏi, bạn nên cho bé nghỉ.
– Tự chăm sóc bản thân mình. Làm cha mẹ là công việc vất vả. Bạn sẽ tích cực hơn, yêu con hơn khi bạn cảm thấy tốt về bản thân mình.
An toàn cho bé
Khi em bé chào đời, nhiệm vụ của bạn là cần đảm bảo rằng ngôi nhà của bạn an toàn cho bé. Bạn nên kiểm tra để loại bỏ những thứ nguy hiểm cho con. Dưới đây là một số gợi ý để đảm bảo an toàn cho trẻ.
– Không lắc trẻ! Cổ các em bé con yếu. Nếu bạn lắc bé, bạn có thể gây tổn thương cho não bé hoặc thậm chí gây tử vong.
– Bạn cần đảm bảo rằng em bé nằm ngửa khi ngủ để tránh hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).
– Bạn cần đảm bảo bé và cả gia đình không bị ảnh hưởng bởi khói thuốc lá. Bạn không nên để bất kỳ ai đó hút thuốc trong nhà bạn.
– Cho bé ngồi ghế xe hơi riêng và đúng cách.
– Cắt nhỏ thức ăn để bé không bị hóc. Không để bé chơi các đồ chơi nhỏ và các đồ vật mà bé có thể nuốt được.
– Không để bé chơi túi nilong hoặc bất cứ thứ gì có thể trùm qua đầu để tránh ngạt cho bé.
– Không bề đồ ăn/thức uống nóng khi ở cạnh bé hoặc khi đang bế bé.
– Tiêm vắc xin là cách quan trọng để bảo vệ con bạn an toàn và khỏe mạnh. Trẻ có thể mắc những dịch bệnh nguy hiểm, bởi vậy, bạn cần tiêm đủ mũi và đúng thời gian cho bé. Bạn lưu lại lịch tiêm phòng để đảm bảo không bỏ lỡ các mũi tiêm của bé.
Cơ thể khỏe mạnh
– Cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn ít nhất trong 6 tháng đầu. Từ 6 – 12 tháng, con bạn có thể ăn dặm để làm quen với thức ăn mới, nhưng sữa mẹ vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp dinh dưỡng.
– Cho bé ăn từ từ và kiên nhẫn, khuyên khích bé thử thức ăn mới nhưng không bắt buộc.
– Giúp trẻ thích vận động. Bé chưa thể chạy nhảy và nô đùa như trẻ lớn, nhưng có nhiều trò mà trẻ có thể vui chơi trong suốt cả ngày.

Bình luận