7 câu bố mẹ nên tự hỏi mình khi muốn con mình thành công

Bố mẹ nào cũng mong đứa trẻ của mình lớn lên thành công. Bạn muốn trở nên thành công và tự lập. Tất cả chúng ta đề muốn vậy.Nhưng khi chúng ta có con, thật buồn cười khi nguyện vọng của bạn nhanh chóng trở thành nguyện vọng cho chúng. Chúng sẽ làm gì trong cuộc sống? Liệu chúng có hạnh phúc và thành công không?
Tiến Sĩ Leonard Sax là một bác sĩ khoa nhi đầy sức thuyết phục và thích tranh luận với tầm ảnh hưởng trên nhiều nước. Trong cuốn sách mới của ông, The Collapse of Parenting, ông viết ra vài thứ mà những bậc cha mẹ cần làm hàng ngày để có một đứa con thành công. Đây là 7 câu hỏi để hỏi chính mình hàng ngày (tôi đã cho thêm vào hai cái của mình).
1. Con của tôi có biết rằng tôi yêu chúng không?
Tất cả những thứ khác bắt đầu từ cái này. Nó là lý do bạn quan tâm về sự thành công của chúng hơn là của chính bạn. Tuy nhiên, việc này rất khó–điều này không có nghĩa rằng bạn đơn giản nói với chúng như vậy hàng ngày (cho dù như vậy cũng là một ý tưởng hay), và hãy chắc chắn rằng điều đó không có nghĩa là cho chúng bất cứ thứ gì chúng muốn.
Thay vào đó, tất cả là liên quan đến sự trưởng thành. Liệu bạn có thể nói một cách nghiêm túc rằng khi chúng 20 hoặc 30 hoặc 40 tuổi hoặc hơn, chúng sẽ nhận ra rằng bạn làm những gì bạn làm vì bạn luôn muốn điều tốt nhất cho chúng?
2. Mình có hành động giống như những bậc cha mẹ không?
Bạn muốn đối sử với con bạn như là người lớn để chúng có thể hành động như người lớn–nhưng trẻ con không phải là người lớn. Nó có vẻ là rất nhiều việc đối với những bậc cha mẹ, với hi vọng rằng sẽ tôn trọng sự lựa chọn của trẻ và khuyến khích chúng tạo ra những lựa chọn, lại kết cục thành việc tránh sang một bên và để cho trẻ tạo ra những lựa chọn của người lớn.
"Nó không liên quan đến sự thoái vị của việc có quyền," Sax nói, trích dẫn từ ví dụ mà ông đã thấy khi một bậc cha mẹ cho phép đứa trẻ 8 tuổi quyết định học trường nào. "Tôi biết nhiều trường hợp khi những đứa trẻ đã rõ ràng tạo những quyết định sai, và những bậc cha mẹ biết điều đó những vẫn cảm thấy không có sức mạnh để ngăn con của họ. Nhưng đứa trẻ mới là người phải chịu khổ.”
3. Mình có điều khiển những thiết bị công nghệ của chúng không?
Bạn muốn con của bạn học cách biến những lỗi lầm thành cơ hội. Nhưng khi chúng chưa đủ lớn, chúng có thể biến cơ hội thành rắc rối–và trong thể kỷ 21, không có bãi mìn nào lớn hơn công nghệ cá nhân. Chúng ta không chỉ nói đến khi trẻ đi đến thế giới ngầm của internet và nhìn thấy những thứ không phù hợp; chúng ta cũng nói đến sự nghiện màn hình mà đến cả người lớn cũng bị.
"Giờ bạn thấy con bạn ở tuổi 10, 12, 14, 16 đang dùng điện thoại ở trong phòng vào lúc hai giờ sáng," Sax nói. "Không đứa trẻ nào nên có chiếc điện thoại trong phòng mà không được giám sát. Đó không phải chỉ là ý nghĩ của tôi. Nó là những điều chính thức mà người ta dạy ở America Academy of Pediatrics … Bạn sẽ ngạc nhiên, hoặc là không, khi biết rằng có bao nhiêu bậc cha mẹ thấy nó là một lời khuyên không thể thực hiện được. Họ thấy rằng họ không có quyền đối với con của họ trong nhiều thứ."

4. Con của mình có chú ý mình hoàn toàn không?
Chúng ta có rất nhiều thứ đang xảy ra. Sự việc rằng bạn đang đọc những hàng này ở trên Inc.com nói với tôi rằng có lẽ bạn muốn thay đổi cả thế giới–hoặc ít nhất là cắm cờ trên một góc nhỏ. Tuy vậy trẻ con thường xuyên cần bạn đặt những tham vọng như vậy sang một bên để dùng thời gian với chúng.
Luật số một theo như Sax ư? Ăn tối với cả nhà hàng ngày.
Bằng cách giao tiếp ở bữa tối như là một gia đình là ưu tiên lớn nhất, bạn đang gửi đi thông điệp rằng gia đình là rất quan trọng," ông nói. "Có rất nhiều đứa trẻ đang chạy đến không đâu cả, đang cố cho thêm nhiều thứ vào bài tóm tắt những môn học qua những khoá học thêm mà không biết vì sao. Chúng bị căng thẳng ở tuổi 15."
5. Mình có khen chúng vì những gì đáng khen mà chúng làm không?
Tôi đã chàn đầy sự tự hào khi tôi nhìn đứa con gái mới sinh của tôi tìm thấy cái ti giả của nó và tự cho vào miệng một mình. Khi đã nòi về việc này, tôi biết rằng tôi đang đặt mục tiêu một chút hơn thấp với việc đó–điều quan trọng là sẵn sàng sự giúp đỡ mọi lúc, nhưng nói những lời khen khi nó được đảm bảo.
"Điều đầu tiên để dạy là sự khiêm tốn," Sax nói, "vì có quá nhiều đứa trẻ đã "bị truyền bá vào sự thuyệt vời mà không hiểu được rằng văn hoá của sự thổi phồng của sự tự trọng dẫn đến sự hối tiếc."
6. Liệu tôi có làm ví dụ tốt cho việc tôn trọng tiền khôg?
Tiền là rất quan trọng. Ngay cả Bernie Sanders cũng đồng ý với việc đó. Có nó sẽ mở ra một thế giới của sự lựa chọn; không có nó sẽ đóng những cơ hội lại. Nhưng liệu tiền có quan trọng hơn những thứ khác không? Gợi ý: Những người thành công nhất không nghĩ vậy.
"Hãy dạy tôi ý nghĩa của cuộc sống," Sax nói. "Nó không thể chỉ liên quan đến việc làm tốt. Nó không phải chỉ liên quan đến thành tích. Nó liên quan đến việc bạn là ai với tư cách là một con người. Bạn phải có một câu trả lời."
7. Mình có để chúng làm trẻ con không?
Với những thứ trên đã được nói, trẻ con là trẻ con, và chúng nên có cơ hội để chơi, lớn lên, và phát triển như là trẻ con. Chúng không cần phải tập trung vào sự thành công mọi lúc. Chúng không căng thẳng về việc liệu chúng có vui đủ không (như nhiều người lớn).
Có một lớn trích dẫn của Thomas Jefferson mà có tính cách chỉ dẫn ở đây: "Chúng ta sẽ là những người lính, để con của chúng ta có thể thành người nông dân, để con của chúng có thể trở thành hoạ sĩ."
Bạn sẽ không muốn con của bạn phải đối mặt với cùng thử thách mà bạn phải đối mặt với–và bạn chắc chắn sẽ không muôn chúng phải đối mặt với thử thách của riêng chúng khi chúng còn quá bé. Vì vậy hãy tự hỏi chính mình: Liệu mình có thể đi theo sự chỉ dẫn của con mình để tìm ra thứ gì quan trọng không? Liệu mình có sẵn sàng để học từ chúng không?

Theo lamchame.com
 

Bình luận