Phương pháp giáo dục trẻ từ 1 đến 2 tuổi

Phương pháp giáo dục trẻ từ 1 đến 2 tuổi tập nói, hình thành khả năng giao tiếp bằng lời với mọi người xung quanh. Để dạy trẻ biết nói, việc dùng phương pháp cho chúng nghe CD hoặc băng cát sét hoàn toàn không có tác dụng, càng khiến bé trở nên thụ động hơn. Rút kinh nghiệm, các ông bố bà mẹ nên rèn trẻ nói bằng chính giọng thật của mình qua cách thường xuyên trò chuyện, dạy con nói đúng, phát âm thật chuẩn mới là phương pháp hữu hiệu.
- Không phải là tuyệt đối không cho trẻ nghe băng, CD, nhưng cho trẻ nghe cả ngày thứ tiếng máy đó, sau này sẽ gặp rắc rối khi trẻ giao tiếp thật với người thật. Ví dụ như không biết hội thoại với người khác, hay nói lẩm bẩm một mình.
- Để chữa những triệu chứng đó, trước tiên là dừng ngay việc cho trẻ nghe nhiều tiếng máy lại, chính người mẹ phải nói chuyện nhiều với con bằng giọng thật của mình, thật nhiều. Cũng qua những câu chuyện, hội thoại giữa mẹ và con này, tình yêu thương của mẹ được truyền tải nhiều nhất, con được mẹ công nhận, con có lòng tự tin, trẻ sẽ trưởng thành hơn nhiều.
- Việc quan trọng, là để cho trẻ phát âm được nhiều. Sau đó là dạy bé nói đúng, phát âm chuẩn, lặp đi lặp lại. Hãy nghĩ như là mình đang dạy cho trẻ bị khuyết tật não vậy. Dạy trẻ thật nhiều từ ngữ phong phú, cho trẻ nói bật những từ ngữ đó thành tiếng, khen ngợi trẻ, tạo cho trẻ lòng tự tin.
- Một việc muốn các cha mẹ nên biết, là ở những trẻ khuyết tật não hay 5 giác quan, thường các chức năng đó không bằng được trẻ bình thường, nên các việc kích thích hoạt động như nói trên lại càng cần thiết. Nhưng thực tế, bằng các biện pháp như nói trên, nhiều khả năng trẻ khuyết tật cũng được phục hồi chức năng hơn cả ở trẻ bình thường.
- Hơn nữa, kể cả trẻ bình thường và trẻ khuyết tật, đến 1 tuổi rưỡi, cũng nên dạy chữ cho trẻ. Trẻ khuyết tật cũng rất thích nhớ chữ, kể cả chữ Hán.
- Thời kỳ này, việc nhớ chữ của trẻ là do thị giác phát triển, cấu tạo của não có biến đổi, kỹ năng biến đổi. Vì vậy mà trẻ bình thường trở thành thiên tài, trẻ khuyết tật cũng trưởng thành như một trẻ bình thường hoặc hơn thế nữa.
- Khi trẻ nhớ chữ, trong tế bào não lượng phân tử kí ức RAN được tăng lên nhiều, khác hẳn với chất lượng não của trẻ chưa biết chữ.
- Chính vì thế, trong giai đoạn này, hãy dạy cho trẻ biết chữ, biết đọc. Ví dụ như khi đang chơi, cho bé ghép tranh với chữ phù hợp, miếng card vẽ tranh con chó ghép với miếng card ghi chữ Chó, bảo bé nhặt card có ghi chữ Chó lên, đọc mẫu cho bé, cứ từng chút một như vậy, dạy bé đọc nhiều từ lên.
- Dạy bé hết chữ cái trong bảng chữ cái. Nhớ hết bảng 28 chữ cái tiếng Việt, bé có thể ghép vần của từ đơn giản, đọc được những câu đơn giản.
- Việc rèn luyện và dạy dỗ trẻ nên được thực hiện một vài phút mỗi ngày, lại đi lạp lai nhiều lần nhằm nhắc nhở chúng nhớ lâu, hình thành phản xạ tự nhiên. Với hình thức rèn luyện này, bé sẽ cảm nhận được sự ấm áp và tình yêu của ba mẹ dành cho mình, mang đến cho chúng cảm giác an toàn. Không những thể, ở bé sẽ hình thành ý thức kiên nhẫn, cần cù giống những gì ba mẹ làm cho mình.
Babymart.vn/Tổng hợp

Bình luận