Những thói quen xấu của mẹ bầu làm hại đến thai nhi như xem tivi trong lúc ăn, thường xuyên bị stress, tăng cân quá mức, hoặc không đủ cân,… cũng đều ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của thai nhi lẫn trẻ sơ sinh. Do vậy, mẹ bầu trong thời kỳ mang thai cần “tuân thủ” những những quy tắc bảo vệ cho sức khỏe, dinh dưỡng cho cả mẹ và bé, đặc biệt tránh phạm phải những sai lầm dưới đây.
Những sai lầm của mẹ bầu gây hạ cho sự sức khỏe và sự phát triển của thai nhi cần tránh:
Ăn thịt đỏ thường xuyên
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học cho biết rằng, bà bầu ăn thịt đỏ thường xuyên sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cao, thậm chí là béo phì, ảnh hưởng vô cùng nguy hiểm đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Bởi trong thịt đỏ và thịt chế biến sẵn thường chứa chất phụ gia và chất béo dư thừa vô cùng hại cho sức khỏe. Do vậy mẹ cần hạn chế ăn các loại thịt đỏ thay vào đó tăng cường rau củ quả, các thức ăn tự nấu, đặc biệt quả hạnh nhân có thể giúp mẹ giảm đến 40% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.
Xem tivi trong khi ăn
Nếu mẹ bầu có thói quen vừa xem vừa ăn sẽ rất dễ lây sang cho trẻ sau này, điều này thật sự rất xấu, chính là một trong những nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì. Theo Giáo sư nhi khoa, Tiến sĩ Mary Jo Messito ở Đại học Y khoa New York chứng minh, thói quen xem tivi trong lúc ăn sẽ khiến cho chất lượng bữa ăn bị giảm xúc, không nhận thức được cảm giác no, vị ngon, dở của thức ăn,… ảnh hưởng rất tiêu cực đến sức khỏe. Do vậy mẹ cần loại bỏ ngay. Nếu tập trung vào bữa ăn, mẹ sẽ chú ý đến thực đơn, chế độ dinh dưỡng để cảm nhận được cảm giác ngon miệng, cung cấp đủ dưỡng chất cho cả mẹ và bé.
Tăng cân quá quá mức
Những bà bầu tăng cân quá mức trong thời kỳ mang thai có nguy cơ mất cân bằng trong việc kiểm soát năng lượng, sự thèm ăn ở trẻ sau này. Vì thế, tốt nhất mẹ nên kiểm soát mức độ cân nặng trong quá trình thai kỳ để đảm tốt cho sức khỏe của mẹ và bé.
Mẹ có thể tham khảo tiêu chuẩn tăng của mẹ bầu dựa trên BMI
- BMI < 18: mẹ bầu cần tăng thêm 12,7 - 18,1kg
- 18 <= BMI < 23: mẹ bầu cần tăng thêm 11,3 -15,9kg
- 23 <= BMI < 30: mẹ bầu cần tăng thêm 6,8 - 11,3kg
- BMI > 30: mẹ bầu chỉ nên tăng thêm 5 - 9,1 kg
Đối với mẹ bầu mang song thai
- BMI < 18: theo chỉ dẫn của bác sĩ
- 18 <= BMI < 23: mẹ bầu cần tăng thêm 16,8 - 24,5kg
- 23 <= BMI < 30: mẹ bầu cần tăng thêm 14,1 - 22,7kg
- BMI > 30: mẹ bầu chỉ nên thêm 11,3 - 19,1 kg
Tăng không đủ cân
Do cơ thể mẹ không hấp thụ được chất dinh dưỡng nên dẫn đến tình trạng bị thiếu cân trong thời kỳ mang thai, việc này có thể khiến trẻ sinh ra bị dị tật. Ngoài ra, tăng không đủ cân còn chính là nguyên nhân khiến mẹ chuyển dạ sớm, trẻ bị thiếu cân khi ra đời, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, giảm chức năng não của bé sau này. Để hạn chế nguy cơ này, mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng đầy đủ dưỡng chất trong giai đoạn thai kỳ.
Bị stress
Stress ở mẹ bầu cũng chính là nguyên nhân làm trẻ sinh ra có nguy cơ bị béo phì cao. Do vậy, khi bị căng thẳng, mẹ nên chia sẻ với những người xung quanh đáng tin cậy để không bị những cảm xúc tiêu cực đeo bám, ảnh hưởng xấu đến mẹ lẫn bé. Theo nghiên cứu cho thấy rằng, mẹ bầu thường xuyên có những cảm xúc tích cực như vui vẻ, thoải mái sẽ rất tốt cho sức khỏe và sự phát triển của thai nhi và bé sau này.
Sử dụng thuốc trầm cảm
Trong quá trình mang bầu, nếu mẹ sử dụng thuốc chống trầm cảm sẽ làm trẻ sinh ra dễ bị mắc bệnh béo phì và tiểu đường type 2. Do vậy, mẹ cần hạn chế sử dụng loại thuốc này khi mang thai hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu cần.
Babymart.vn/Tổng hợp