Quy tắc thiết kế phòng riêng cho trẻ sơ sinh mẹ bầu chuẩn bị sinh cần nắm

Bên cạnh việc mua sắm đầy đủ vật dụng cho mẹ và bé trước khi sinh, mẹ cần thiết kế căn phòng cho bé như thế nào cũng là một nỗi băn khoăn không nhỏ của các mẹ. Một căn phòng vừa an toàn vừa tiện lợi, mẹ phải đọc những quy tắc thiết kế phòng riêng cho trẻ sơ sinh mẹ bầu chuẩn bị sinh cần nắm dưới đây rồi.
 
1. Trang trí tường
Nên chọn những đồ trang trí có trọng lượng nhẹ, tránh các vật dụng trang trí như gương hoặc các khung tranh to lớn, nặng nề vì có thể khiến trẻ bị thương nếu chẳng may chúng bị rớt ra. Hoàn thành xong xuôi việc sơn tường hoặc dán giấy dán tường ít nhất 8 tuần trước khi bé yêu chào đời. Không quên mở cửa sổ để giải phóng các loại khí độc hại thoát ra từ các hành động sửa sang căn phòng.

2. Chú ý nơi ánh sáng chiếu vào phòng
Mẹ không nên đặt giường cũi của bé ở nơi ánh sáng mặt trời chiếu thẳng vào buổi sáng hoặc dưới đèn đường vào ban đêm để đảm bảo chất lượng giấc ngủ cho trẻ.

3. Kiểm tra độ an toàn của giường cũi
Một chiếc giường cũi an toàn cho bé phải đảm bảo được các tiêu chuẩn an toàn hiện hành. Các thanh giường cũi cách nhau không quá 2 3/8 inch (khoảng bằng độ rộng một lon soda) để bé không bị kẹt đầu vào đó nếu nhỡ có bò ra. Thường xuyên kiểm tra tất cả các bu lông và ốc vít để đảm bảo chúng đều được vặn chắc chắn và cẩn thận. Đảm bảo không có bất kỳ khoảng trống nào giữa nệm và giường mẹ nhé.

4. Không để gì trong giường cũi của bé
Để xa các đồ dùng cho giấc ngủ của bé ra khỏi giường cũi như: gối nằm, gối chặn, chăn mền và các loại đồ chơi, thú bông. Những vật dụng tưởng chừng có ích này lại là tác nhân không nhỏ cho vấn đề ngạt thở trong lúc ngủ của bé (nguyên nhân của hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh SIDS). Nếu mẹ mua bộ giường cũi cho bé có tặng kèm một chiếc mền xinh xắn trong đó, đừng vội băn khoăn không biết sử dụng tấm mền đó lúc nào. Mẹ có thể đem treo trên tường hoặc dùng làm tấm lót cho ghế bập bênh của bé nhé.

5. Chọn thảm lót sàn/Thảm chơi cho bé
Bất kỳ thảm mới nào cũng có khả năng phát ra một số các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC). Để hạn chế hợp chất này, mẹ nên sử dụng các loại thảm làm từ sợi tự nhiên thay vì sợi tổng hợp. Không nên chọn thảm phủ kín cả sàn nhà đơn giản là vì chúng khó giặt và chứa nhiều bụi gây dị ứng cho trẻ.

6. Bàn thay tã và các vật dụng thay tã
Đặt tất cả tã/bỉm cho bé và các vật dụng cần thiết cho việc thay tã lên bàn thay tã. Mẹ sẽ không cần phải để bé một mình trên bàn thay tã để cứ một chốc lại chạy đi lấy bịch tã hay vài chiếc khăn ướt để lau bé. Không đặt các loại kem dưỡng ẩm, mát-xa, phấn rôm hay nước hoa trong tầm với của trẻ. Chúng nguy hiểm hơn mẹ nghĩ nếu trẻ nuốt phải những hóa chất này!

7. Chừa một số khoảng trống
Khi thiết kế căn phòng cho bé, mẹ cần dự phòng ra một khoảng trống để đặt vừa một chiếc giường khi bé đã sẵn sàng để ngủ trên giường thay vì cũi. Cũng đừng quên chừa ra một chỗ thoải mái để bố hoặc mẹ có thể ngồi để đọc sách cho bé nghe đấy.

8. Đặt xa cửa sổ
Sau hết, hãy đặt các đồ vật trong gian phòng ra xa cửa sổ. Nếu được mẹ hãy tháo rèm và cắt dây rèm đi, hoặc nếu không hãy đảm bảo đặt chúng xa tầm với trẻ em nhé. Nếu để gần quá, trẻ nhỏ có thể chạm tay vào dây kéo và bị mắc kẹt hoặc ngạt thở trong đó. Các bé cũng có thể nghịch ngợm trèo qua cửa sổ và … thật không dám tưởng tượng tiếp!

9. Đính chặt đồ nặng vào tường 
Đính chặt các đồ nặng vào tường đề phòng trường hợp chúng bị rơi ra khi trẻ vô tình đụng vào. 

Với những quy tắc thiết kế phòng riêng cho trẻ sơ sinh, hi vọng bé yêu sẽ có một không gian tuyệt vời cho sự phát triển tốt nhất.
Babymart.vn

Bình luận