Những bí quyết giúp mẹ trẻ đẹp sau khi sinh

Mang thai và sinh nở là cả một quá trình vất vả nhưng đầy niềm vui của tất cả các mẹ khi nhìn thấy bé yêu chào đời mạnh khỏe. Nếu như quá trình chuẩn bị sinh chúng ta đối diện với nhiều nỗi lo lắng để làm sao để đón bé yêu chào đời một cách trọn vẹn thì sau khi sinh, chúng ta lại mang thêm những nỗi lo khác cũng không kém phần quan trọng, nổi bật nhất là cách làm đẹp và lấy lại vóc dáng cho mẹ sau sinh. Sau đây, Babymart.vn xin mách mẹ những bí quyết giúp mẹ trẻ đẹp sau khi sinh nhằm xoa dịu những nỗi lo lắng của các mẹ nhé.

I. SỰ THAY ĐỔI CƠ THỂ MẸ SAU SINH

1. Cân nặng

Trong những ngày đầu, các mẹ sẽ bị giảm một lượng cân đáng kể do cơ thể đang loại bỏ tất cả lượng nước dư thừa mà các tế bào giữ lại trong suốt quá trình mang thai: hơn 3 kg cho bé, khoảng 0,5 kg cho nhau thai và một vài kg khác cho máu và nước ối. Đó cũng là lý do mà trong những ngày đầu sau sinh, mẹ sẽ đi tiểu nhiều hơn bình thường. Mẹ cũng có thể đổ mồ hôi nhiều. Vào ngày cuối cùng của tuần đầu tiên, có thể mẹ sẽ giảm khoảng 1,8 đến 2,7 kg nước.

2. Vòng bụng

Các mẹ có thể ngạc nhiên với vòng bụng của mình sau sinh. Dù bé đã ra đời, các mẹ vẫn có thể sẽ sở hữu một vòng bụng tròn, “chảy xệ” khiến bạn trông như mang bầu 6 tháng. Thật sự, vòng bụng của bạn cần thời gian để hồi phục. 



Hãy tưởng tượng bụng của bạn như một quả bóng, được bơm hơi để to dần lên để đủ sức chứa bé đang phát triển. Sinh nở không làm nổ quả bóng, nó chỉ làm xìu quả bóng. Nhiều bà mẹ sau sinh lấy lại ngay vóc dáng trước khi sinh với chiếc bụng săn chắc và phẳng lỳ, tuy nhiên đây chỉ là trường hợp khá hiếm. 

Tốc độ và mức độ của chuyển đổi này phụ thuộc phần lớn vào kích thước cơ thể bình thường của các mẹ, lượng tăng cân trong thời kỳ mang thai, mức độ hoạt động của mẹ và gen. 

Những phụ nữ có mức độ tăng cân dưới 13 kg và thường xuyên tập thể dục trong thai kỳ, những người cho con bú, và những người chỉ có một con sẽ có cơ hội giảm cân nhanh hơn những người khác. Nếu mẹ không cho con bú, mẹ sẽ cần phải điều chỉnh chế độ ăn uống nếu muốn giảm cân.

3. Vú

Các lần bú sữa mẹ đầu tiên có thể gây co cứng bụng bởi vì bú sữa mẹ kích thích sự giải phóng oxytocin, một hoocmon kích thích các cơ co tử cung. 

Khi sữa về, thường là từ 2 đến 3 ngày sau sinh, vú của mẹ có thể sưng lên, nhạy cảm và thô cứng. Chúng cũng có thể rung mạnh và có cảm giác căng tức, nhưng sẽ biến chuyển tốt hơn trong một hoặc hai ngày sau đó. Cho con bú là điều tốt nhất mẹ nên làm để giảm cảm giác khó chịu. 

Nếu không cho con bú, mẹ vẫn sẽ bắt đầu sản xuất sữa và vú của mẹ sẽ trở nên căng tức một vài ngày sau sinh. Điều này có thể gây ra cảm giác khó chịu và kéo dài vài ngày, đặc biệt là đạt đỉnh điểm từ ba đến năm ngày sau sinh. Sau một vài tuần có thể bị mất sữa. Trong thời gian đó, mẹ nên mặc áo ngực hỗ trợ trong  hầu hết thời gian, đặt túi lạnh lên hai bầu ngực để giảm sưng và ngăn sữa rò rỉ. 

Mẹ có thể dùng acetaminophen hoặc inbuprofen để giảm đau, và nếu không thoải mái, hãy vắt ra một ít sữa đủ để hạn chế cơn đau. Đặc biệt không sử dụng nhiệt lên bầu vú bởi vì nó có thể khuyến khích việc sản xuất sữa.

4. Da 

Những thay đổi về hormone, stress, và mệt mỏi vào những ngày sau sinh có thể gây ảnh hưởng lên làn da của mẹ. Một số phụ nữ có làn da mịn màng trong thai kỳ lại bị mụn tấn công ồ ạt trong những tháng sau sinh. Ngược lại, một số mẹ bị mụn trong thai kỳ lại bắt đầu có làn da tiến triển tốt hơn vào thời kỳ sau sinh. 

Nám da và đặc biệt là rạn da là hai vấn đề xảy ra ở hầu hết phụ nữ sau khi sinh. Thông thường sau một thời gian các vết này sẽ mờ dần, tuy nhiên các mẹ vẫn có thể áp dụng một số phương pháp để xử lý sớm nhất. (Ở phần IV)

II. MẸO GIÚP MẸ GIẢM CÂN NHANH NHẤT

Dưới đây là một số mẹo giảm cân sau sinh cực kỳ hiệu quả cho các mẹ, giúp mẹ mau chóng quay trở lại ngoại hình như trước khi sinh nhất.

1. Chuyển động cơ thể

Hầu hết những bà mẹ mới đều bị mất ngủ và cảm thấy mệt mỏi khi nghĩ về vấn đề tập thể dục. Cơ thể họ thường không sẵn sàng cho việc tập thể dục nghiêm túc cho đến khoảng 6 tuần sau sinh, đối với sinh mổ thì thời gian lại lâu hơn nữa.

Đi bộ là hoạt động nhẹ nhàng, hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của phụ nữ sau sinh. Các mẹ nên thường xuyên luyện tập cho đến đợt kiểm tra 6 tuần, có thể bắt đầu đi bộ dạo quanh khu gần nhà, sau đó đi bộ xa hơn vào những ngày sau.


Không cần phải rời khu phố mình ở và đi thật xa, chỉ cần đẩy xe đẩy khoảng 1 đến 2 km trong 30 phút sẽ giúp đốt cháy 150 calo. Hoặc có thể đi lên và đi xuống cầu thang khoảng 15 phút cũng có tác dụng tương tự.

2. Cho con bú

Khi cho con bú, mẹ sẽ cần thêm khoảng 500 calo mỗi ngày. Nhưng bởi vì việc cho con bú đốt cháy 600 đến 800 calo mỗi ngày cho nên thậm chí nếu mẹ chỉ ngồi yên và cho con bú, mẹ có thể vẫn giảm cân. 

Nếu ngừng hoặc giảm bớt tần số cho con bú, hoặc bắt đầu cho bé ăn dặm, nhu cầu calo của các mẹ sẽ giảm xuống. Nếu không điều chỉnh chế độ ăn uống xuống hoặc tăng thời gian tập thể dục lên, có thể mẹ sẽ tăng cân trở lại.

3. Tập thể dục

Hội sản và phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) cho biết phụ nữ sau sinh có thể dần dần tập thể dục lại ngay khi được sự cho phép từ bác sĩ hoặc nữ hộ sinh, và miễn là các bạn cảm thấy thoải mái. 

Dù vậy, tốt nhất các mẹ vẫn nên chờ đến cuộc kiểm tra sau sinh 6 tuần. Trong thời gian chờ đợi cuộc kiểm tra, các mẹ có thể tập các bài thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, sau đó tăng dần độ dài hoặc tần số đi bộ mỗi ngày.

Nếu sinh mổ, đừng quên hỏi ý kiến bác sĩ và chờ cho đến khi mẹ hồi phục hoàn toàn từ cuộc phẫu thuật trước khi bắt tay vào bất kỳ chương trình tập thể dục nào. Vết rạch sinh mổ sẽ cần ít nhất vài tuần mới hồi phục, và có thể sẽ mất thêm một ít thời gian mẹ mới cảm thấy muốn tập thể dục. 

Tuy nhiên, đi bộ ở một tốc độ vừa phải vẫn được khuyến khích bởi vì nó thúc đẩy vết thương lành lặn và ngăn ngừa các cục máu động và các biến chứng khác.

Dưới đây là các bài tập dành cho mẹ sau sinh sau 6 tuần:

a. Cardio

Đây là những bài tập thể dục làm tăng nhịp tim giúp hệ thống tim mạch khỏe mạnh, cung cấp nhiều oxy đến các tế bào trong cơ bắp cho phép các tế bào đốt cháy chất béo nhanh hơn trong quá trình hoạt động và cả khi không hoạt động, như đi bộ, chạy bộ, bơi lội. 

Là dạng bài tập giúp giảm mỡ hiệu quả nhất, các mẹ nên kiên trì tập luyện khoảng 5-7 lần/tuần nhé.

b. Strength training

Đây là những bài luyện tập với mục đích tăng sức mạnh cơ bắp. Loại tập luyện này gồm: lunge, ab crunch và bent-knee push-up với điểm chung là tập trung vào các cơ bắp lớn. Trước khi bắt đầu, hãy khởi động khoảng 1 phút để làm nóng cơ thể. Thực hiện khoảng 2-3 lần/tuần.

- Lunge (Bước gập gối): Đây là bài tập giúp xây dựng cơ mông, định hình cho vòng 3 căng tròn. Lunge có một bài tập căn bản và 3 bài tập biến thể. Với bài tập căn bản:



+ Đứng thẳng, 2 chân thoải mái, vai thẳng, siết cơ bụng để cố định cột sống

+ Nhấc 1 chân về phía trước, cố gắng giữ thăng bằng chân phía sau. Tiếp tục hạ thấp cơ thể xuống vị trí thoải mái, có thể gập đầu gối ở chân phía sau hoặc để đùi song song với sàn nhà. Chú ý gót chân sau không chạm sàn.

+ Siết chặt cơ mông và cơ đùi, dồn lực vào chân trước để bật lại vị trí ban đầu.

- Ab crunch (Gập bụng): Gập bụng với mục đích giảm mỡ bụng và có thể kết hợp tập cùng bé.



+ Nằm trên sàn, gập 2 đầu gối lên 90 độ, dùng 2 tay giữ bé nằm trên bắp chân của mẹ.

+ Nâng đầu và vai lên khỏi sàn và giữ 5 giây.

+ Hạ đầu và vai xuống và tiếp tục thực hiện lại động tác.

- Bent-knee push-up (Chống đẩy): Là các bài tập chống đẩy để săn chắc cơ ngực. Mẹ sau sinh với sức khỏe còn chưa hồi phục hoàn toàn nên chọn các bài tập chống đẩy cao với mặt bàn, giường hoặc ghế để bảo vệ cơ thể thay vì các bài tập chống đẩy bình thường.



+ Đứng thẳng như bình thường, sau đó đặt hai tay lên một cái bàn, ghế hay giường miễn là chắc chắn.

+ Hạ thấp người bằng cách chống hai tay rồi lặp lại khoảng 20 nhịp.

- Tập Yoga

Yoga là bài tập rất tốt cho sức khỏe và tinh thần của phụ nữ trong và sau khi sinh. Yoga giúp các cơ bắp, xương, khớp, cột sống vừa rắn chắc, mềm mại và linh hoạt, giúp mẹ mau chóng lấy lại vóc dáng. 

Yoga còn có tác dụng làm tinh thần vui vẻ, thoải mái và quên đi mọi buồn phiền. Khi mới bắt đầu tập yoga cần có người hướng dẫn để tập đúng cách, khi đã thuần thục có thể tự tập tại nhà.

4. Theo dõi lượng calo và chất béo

Mẹ sau sinh nên nói không với thực phẩm chứa calo rỗng như soda và khoai tây chiên, cũng như chế độ ăn uống thiếu khoa học mà loại bỏ toàn bộ các nhóm thực phẩm. Thay vào đó, hãy bổ sung chế độ ăn uống bằng nhiều loại thức ăn giàu chất dinh dưỡng chứa protein nạc, ngũ cốc nguyên chất, trái cây, rau tươi và nhiều sản phẩm từ sữa ít chất béo. 

5. Không bỏ bữa

Với bé mới chào đời và một loạt kế hoạch sắp tới, mẹ khó có thể có thời gian dành cho việc ăn uống. Tuy nhiên cần nhớ rằng, bỏ bữa có thể làm cho nguồn năng lượng bị hao hụt, và hoàn toàn không có lợi cho việc giảm cân bởi vì mẹ sẽ ăn nhiều hơn ở những bữa khác. 

Nhiều mẹ chia sẻ rằng việc chia nhỏ bữa ăn ra thành 5 đến 6 bữa kèm với các đồ ăn nhẹ vào giữa các bữa phù hợp với sự thèm ăn và lịch trình của họ tốt hơn. (Bữa ăn nhẹ có thể là một nửa bánh sandwich, cà rốt, trái cây và một ly sữa). 

Trong đó, bữa sáng là bữa quan trọng nhất trong ngày, đặc biệt đối với các mẹ mong muốn giảm cân sau sinh. Ăn sáng giúp mẹ bớt cảm giác đói và mệt mỏi suốt trong ngày, cung cấp năng lượng cho một ngày dài khỏe mạnh.

6. Thận trọng về đồ ăn và thức uống

Nghiên cứu cho thấy tiêu thụ sữa ít chất béo, các sản phẩm từ sữa và các sản phẩm ngũ cốc như bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt có thể giúp mẹ giảm cân. Các lựa chọn tuyệt vời khác là các loại thực phẩm giàu chất xơ như trái cây (táo, cam,...) và rau củ (như cà rốt, sắn nước) làm thức ăn nhẹ. 

Chất béo có lượng calo gấp đôi carbohydrate hoặc protein, do đó việc giảm bớt chất béo dư thừa từ chế độ ăn uống có thể là cách dễ nhất để cắt giảm calo. Hạn chế ăn các món nướng, món chiên và đồ ngọt.

Thật ra chất béo vẫn là chất cần thiết cho cơ thể. Mẹo cho các mẹ là nên chọn chất béo tốt thay vì chất béo xấu. Những chất béo tốt nhất là chất béo đơn và không bão hòa, có trong dầu cả dầu, dầu ô liu, bơ, các loại hạt và cá béo như cá hồi. Các loại chất béo cần tránh là chất béo bão hòa và chuyển hóa, được tìm thấy trong thịt và các sản phẩm từ sữa, đồ chiên, thức ăn nhẹ và các món nướng. Đây là những chất có thể góp phần gây ra bệnh tim và tiểu đường, đặc biệt có nguy cơ truyền qua sữa mẹ. 

Đối với đồ uống, các mẹ sau sinh nên uống từ 8 đến 9 cốc nước mỗi ngày. Đồng thời cũng cần theo dõi lượng calo ẩn nấp trong các loại nước trái cây, nước ngọt và café.

7. Ngủ trưa

Ngủ trưa đã được chứng minh là có tác dụng giảm cân cho phụ nữ sau sinh bởi vì lúc này mẹ không phải ăn quá nhiều thực phẩm nhiều calo và đường để duy trì năng lượng. Mẹ sau sinh nên cố gắng chợp mắt bất cứ lúc nào nhé, tốt nhất lúc bé ngủ mẹ cũng nên tranh thủ ngủ. Giấc ngủ vẫn là quan trọng nhất trong những tuần đầu!

8. Sử dụng các sản phẩm giúp giảm vòng eo

Hiện nay trên thị trường có bán rất nhiều các sản phẩm giúp tiêu giảm mỡ bụng cho chị em phụ nữ sau sinh, mang đến vòng eo thon gọn, săn chắc lý tưởng. Thật ra đây cũng là một cách khá an toàn và hiệu quả, chỉ cần mẹ biết cách chọn mua sản phẩm đạt chất lượng và an toàn ở các cửa hàng có uy tín.

Các sản phẩm tiêu biểu như: Trà thảo mộc giảm cân Vy&tea, gen nịt bụng cao cấp, kem gừng tan mỡ, túi chườm thảo mộc, rượu gừng,…

Đây là 2 loại sản phẩm nổi tiếng và được sử dụng nhiều nhất hiện nay bởi các chị em phụ nữ ở mọi độ tuổi, ngành nghề, đặc biệt là nhân viên văn phòng – những người ngồi máy tính lâu và phụ nữ sau khi sinh, muốn lấy lại vóc dáng thon gọn như trước. Sản phẩm với khả năng tạo nhiệt lượng đốt cháy mỡ, giúp tiêu mỡ cục bộ, giữ ấm bụng sẽ giúp bạn lấy lại 5-15cm vòng eo, làm săn chắc da bụng và định hình vòng eo.

Tốt hơn hết, phụ nữ sau sinh chỉ nên sử dụng gen nịt bụng/đai quấn nóng sau khoảng 1-2 tháng sau sinh (tùy sinh mổ hay sinh thường) để các cơ quan hồi phục hoàn toàn. Cũng không nên thắt đai liên tục mỗi ngày, chỉ nên nịt vài tiếng đồng hồ, lúc ngủ thì tháo ra, thắt đai ở mức độ dễ chịu, không nóng quá và không chật quá. 

Lưu ý không nên quá phụ thuộc vào gen nịt bụng/ đai quấn nóng bởi vì nếu lạm dụng sẽ khiến máu không lưu thông tốt, dễ tạo cảm giác khó chịu, ngạt thở. Bên cạnh việc sử dụng các sản phẩm này, chị em phụ nữ cũng cần kết hợp với chế độ luyện tập thể dục phù hợp, ăn uống lành mạnh, với phụ nữ sau sinh thì nên cho con bú. Đây được xem là cách giảm cân hiệu quả sau khi sinh.

- Chườm, đắp nóng cho vùng bụng

Chườm nóng sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn, hỗ trợ mạnh máu, cơ, mạch tử cung phục hồi kích thước ban đầu nhanh hơn, qua đó giúp bụng nhỏ lại. Các sản phẩm dùng để chườm nóng thường có thành phần chính là các loại thảo mộc với tính cay nóng giúp làm nóng vùng bụng, tiêu giảm mỡ thừa, giảm đau nhức xương khớp, mệt mỏi cho phụ nữ sau sinh, giúp mẹ phục hồi nhanh chóng. Bên cạnh những chức năng chính, một số sản phẩm còn có thể cải thiện làn da cho mẹ, tái tạo da và giúp da săn chắc hơn. 

Các sản phẩm nổi bật có thể kể đến là: muối săn bụng, kem gừng tan mỡ, gừng eo thảo dược, rượu gừng hạ thổ, hoặc túi chườm thảo mộc, gừng thảo dược toàn thân… Một số sản phẩm có thể dùng kèm với gen nịt bụng để mang lại kết quả tốt hơn. 

Với muối săn bụng hoặc túi chườm thảo mộc, mẹ nên cho vào một túi vải, đặt vào lò vi sóng vài phút cho nóng lên rồi để lên bụng ở tư thế nằm, có thể dùng một miếng vải lớn đắp lên bụng để giữ nhiệt, hoặc đặt túi muối xuống giường và nằm sấp đè bụng lên túi trong 30 phút đến khi chúng nguội hoàn toàn. Khi sử dụng nên để ở nhiệt độ vừa phải để tránh cho da bị kích ứng hoặc phỏng rộp. Mẹ nên dùng kết hợp bộ đôi quấn muối thảo dược và quấn cao ngải cứu để tác dụng giảm eo sẽ nhanh hơn.

Hiện nay nổi bật hơn cả là sản phẩm trà thảo mộc giảm cân Vy&Tea được bào chế theo công thức gia truyền bằng thủ công với nguyên liệu được lựa chọn kỹ càng. Với thành phần 100% từ thiên nhiên, Vy&Tea sẽ giúp bạn giảm cân, thải độc tố, đem lại vóc dáng thon gọn và làn da sáng hồng. Mẹ có thể đặt mua tại đây.

III. CHĂM SÓC DA SAU SINH

Làn da trắng sáng, mịn màng là niềm ao ước và tự hào lớn nhất của các chị em. Nhưng sau sinh, nhiều người cảm thấy sốc về làn da của mình. 

Đừng lo lắng, bởi vì đây là điều bình thường. Sau quá nhiều thay đổi xảy ra trong cơ thể mẹ trong và sau khi mang thai, làn da của mẹ cũng bị ảnh hưởng. Các vấn đề về da phổ biến sau sinh đó là: mụn, rạn da, thay đổi cấu trúc, nhạy cảm quá mức… 

Tuy nhiên, các vấn đề này sẽ giảm đi một cách tự nhiên theo thời gian, nhưng các mẹ vẫn cần cẩn thận và chú ý tránh để xảy ra những hậu quả nghiêm trọng.

1. Cách chăm sóc da sau sinh

- Tránh xa ánh mặt trời

Mẹ sau sinh nên tránh xa mặt trời càng nhiều càng tốt nếu không muốn tình trạng về da tồi tệ hơn. Hơn nữa, mẹ cũng cần phải che chắn cẩn thận và thoa kem chống nắng với nồng độ SPF phù hợp mỗi khi đi dưới trời nắng nhé.

- Uống nhiều nước, ăn nhiều rau quả

Mỗi ngày mẹ nên cố gắng uống ít nhất 8 ly nước để giữ cho da có độ ẩm. Đồng thời kết hợp với việc ăn nhiều rau quả để giúp làm sáng da và mềm mại hơn. Hàm lượng sắt có trong các loại rau nhiều lá cũng giúp cắt giảm các vấn đề về da với mức độ đáng ngạc nhiên.

- Uống multivitamin

Sau sinh, cơ thể mẹ có thể thực sự thiếu vitamin. Mẹ có thể nhờ bác sĩ kê cho các loại thuốc multivitamin để giúp cải thiện làn da nhé.

- Rửa mặt sạch, tẩy da chết

Rửa sạch da và dưỡng ẩm là cách nhanh nhất điều trị và chăm sóc làn da của các mẹ sau sinh. Mẹ nên rửa mặt thường xuyên để loại bỏ lượng dầu dư thừa. Ngoài ra cũng cần làm sạch mặt bằng một loại sữa rửa mặt phù hợp ít nhất 2 lần/ngày. Tốt hơn nữa nên kết hợp dùng với kem dưỡng ẩm nhé. 

Kết hợp với tẩy da chết để cải thiện làn da tốt hơn. Tẩy da chết giúp tăng tuần hoàn máu bằng cách tăng lưu lượng máu trên khu vực đó, đồng thời tái tạo da mới, khỏe mạnh và có tính đàn hồi hơn.

- Ngủ đúng giờ, đủ giấc

Ít ngủ hoặc ngủ không đúng giờ thường xuyên có thể làm da mẹ “xấu xí” hơn. Do đó, dù có bận rộn đến đâu, các mẹ sau sinh vẫn nên tranh thủ ngủ nghỉ đầy đủ để da dẻ có sức sống hơn.

2. Cách loại bỏ vết rạn da sau sinh

Rạn da là vấn đế phổ biến ở phụ nữ sau sinh, đặc biệt thường hay xuất hiện ở những khu vực dễ tích tụ chất béo như vú, hông, cánh tay, bụng và đùi. Chúng phát triển do sự thay đổi hormone hoặc mất chất béo đột ngột ở những vùng này. Thật ra không cần phải tìm cách loại bỏ các vết rạn da này bởi vì chúng sẽ mờ dần theo thời gian và sau khoảng vài tháng đến một năm, chúng sẽ hòa cùng màu với da. Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn khuyến khích sử dụng kem massage, kem dưỡng da, kem chống rạn da và dầu dưỡng da để không chỉ làm biến mất các vết rạn nhanh hơn mà còn giúp da mềm mại hơn.

Massage những khu vực bị ảnh hưởng bằng dầu sẽ làm da mịn màng và giảm vết rạn da. Dưới đây là một số loại dầu được các mẹ sử dụng nhiều:

+ Dầu ô liu: Dầu ô liu làm ẩm và tẩy tế bào chết cho da, giúp cải thiện sự lưu thông máu và loại bỏ các vết rạn da ở mức độ cao.

+ Tinh dầu vitamin E: Tinh dầu vitamin E chiết xuất dầu từ viên nang vitamin E. Mẹ nên trộn với bất kỳ kem dưỡng ẩm nào bạn thường dùng hằng ngày và thoa lên các vết rạn. Sử dụng thường xuyên sẽ mang lại hiệu quả khá cao.

+ Dầu thầu dầu – dầu hải ly: Đối với dầu này, sau khi thoa lên vết rạn, tiến hành massage nhẹ nhàng theo vòng tròn từ 5 đến 10 phút, sau đó dùng một túi nhựa bao phủ vùng da bị rạn, sau đó dùng chai nước nóng lăn lên vết rạn khoảng 30 đến 40 phút để hơi nóng làm mở các lỗ chân lông, dầu sẽ được hấp thụ vào các lỗ chân lông.

+ Các loại tinh dầu khác: Các loại tinh dầu khác có thể sử dụng như dầu dừa, hạnh nhân, bơ, castor và vitamin E…

- Lô hội

Lô hội có tác dụng thúc đẩy các vết rạn mau lành và da được làm dịu. Khi sử dụng, mẹ thoa trực tiếp lên da, để khoảng 15 phút và rửa sạch bằng nước ấm. Sử dụng đều đặn để mang lại kết quả tốt nhất. Có thể trộn ¼ tách lô hội với dầu từ vitamin A và 10 viên vitamin E. Thoa lên da và chờ cho nó được hấp thu hoàn toàn.

- Mật ong

Tính khử trùng của mật ong sẽ giúp làm giảm vết rạn da.  Có thể thoa trực tiếp lên vết rạn hoặc pha loãng mật ong bằng cách trộn với muối và glycerin.

- Lòng trắng trứng

Lòng trắng trứng giàu protein, giúp trẻ hóa làn da và làm da tươi sáng hơn.

Rửa sạch vết rạn rồi bôi một lớp lòng trắng trứng lên, để khô, sau đó rửa sạch. Có thể bôi lên một ít dầu ô liu để giữ cho da mềm mại và được dưỡng ẩm. Lặp lại ít nhất 2 tuần 1 lần.

- Bơ ca cao

Shea hoặc bơ ca cao có thể được dùng như điều trị bằng dầu. Đây cũng là những thành phần chính trong hầu hết các loại kem dưỡng body. Phương pháp này giúp cải thiện độ đàn hồi của da, ngăn da khô và giảm vết rạn da. Bơ ca cao à một chất làm ẩm tuyệt vời và nuôi dưỡng làn da.

Ngoài một số phương pháp phổ biến các mẹ hay áp dụng tại nhà, còn có những phương pháp điều trị sử dụng đến hóa chất, dùng cho những mẹ lười biếng hoặc không có nhiều thời gian để tự điều trị, như: mặt nạ hóa học, liệu pháp laser, glycolic acid,… Tuy nhiên, một số các phương pháp có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng. 

IV. DINH DƯỠNG CHO MẸ SAU SINH

Sau sinh, ngoài việc cung cấp dưỡng chất cho cơ thể người mẹ, một phần chất dinh dưỡng sẽ được chuyển hóa thành sữa nuôi con, do đó các mẹ sau sinh thường có nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng cao hơn bình thường. Bổ sung đầy đủ và đa dàng các loại thực phẩm cho mẹ là điều bắt buộc.

1. Ăn đa dạng các loại thực phẩm, chia nhỏ thành nhiều bữa

Phụ nữ sau sinh cần ăn những thức ăn giàu chất dinh dưỡng, dễ tiêu hóa, uống nước hoa quả để bổ sung vitamin và chất khoáng. Chú ý chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày để cơ thể dễ hấp thụ và có ích cho việc giảm cân sau này. Cố gắng ăn nhiều rau xanh, hoa quả để tránh táo bón, uống nhiều nước hơn bình thường, từ 2-2,5l/ngày.

2. Các thực phẩm lợi sữa cho mẹ sau sinh

Nếu muốn có nhiều sữa cho con bú, các mẹ nên kết hợp với các thức ăn sau:

- Móng giò ầm đu đủ giúp lợi sữa: Đu đủ chứa nhiều protein, chất béo, các loại vitamin A,B,C,D,E… Nấu cùng móng giò sẽ tạo ra món ăn cực kỳ lợi sữa cho mẹ được lưu truyền và sử dụng rộng rãi. Món ăn này cũng giúp trị chứng ít sữa hoặc sữa quá loãng.

- Thịt bò phục hồi sức khỏe: Hầu hết sản phụ đều mất máu rất nhiều trong quá trình chuyển dạ, khiến chị em cảm thấy mệt mỏi, uể oải, chóng mặt sau khi sinh. Bởi vậy sau khi sinh các mẹ nên bổ sung thịt bò để bổ sung sắt vào cơ thể. Thịt bò còn giàu đạm và vitamin B12 rất tốt cho những mẹ đang nuôi con bằng sữa mẹ.

- Rau đay: Tuần đầu sau sinh, sản phụ có thể ăn hàng ngày vào các bữa chính, các tuần sau mỗi tuần ăn hai lần thì lượng sữa sẽ tăng lên.

- Rau khoai lang: Luộc hoặc xào ăn hàng ngày sẽ rất có ích cho nhuận tràng, vừa lợi sữa.

- Rau ngót và rau má: Lá rau ngót chứa nhiều vitamin A,B,C,canxi, giúp các mẹ tăng lượng sữa, giảm nguy cơ viêm nhiễm, giúp co thắt dạ dày con. Rau má cũng là thực phẩm lợi sữa, kháng khuẩn, lưu thông khí huyết, giúp da dẻ hồng hào. 

- Cà chua: Cà chua chứa nhiều loại vitamin, chất sắt, mangan, kali và các chất khác có lợi cho sức khỏe. Đối với mẹ sau sinh đang trong thời gian cho con bú nên cố gắng ăn nhiều cà chua hơn nữa.

- Các sản phẩm lợi sữa: Cao chè vằng, trà dinh dưỡng,…

3. Các thực phẩm không nên ăn

Phụ nữ sau sinh cần lưu ý không được ăn quá nhiều dầu mỡ và các thực phẩm chế biến sẵn bởi vì chúng thường chứa hàm lượng muối cao để tránh ánh hưởng xấu đến quá trình trao đổi nước sau này. Đồng thời, cũng cần tránh xa những đồ ăn cay nóng như: ớt, hành, hẹ, rượu,.. vì chúng dễ làm đổi mùi sữa mẹ. Cũng không nên ăn thức ăn sống, lạnh vì dễ làm tổn thương dạ dày và chức năng tiêu hóa. Các chất kích thích như bia rượu cũng nên loại khỏi thực đơn ăn uống của mẹ.



4. Có nên ăn kiêng?

Các mẹ sau sinh thường đề ra một chế độ ăn kiêng cho mình để mong lấy lại vóc dáng trước khi sinh. Tuy nhiên, nên chờ ít nhất sau 6 tuần (thậm chí là vài tháng) đến khi sức khỏe của mẹ đủ hồi phục. 

Tuyệt đối không làm theo chế độ ăn kiêng quá nghiêm ngặt để mong giảm cân nhanh chóng, bởi vì việc giảm cân quá nhanh sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng cho con bú của mẹ, đồng thời có thể khiến mẹ bị đói, stress và mệt mỏi. Ngoài ra, khi mẹ ăn kiêng quá nhiều, mẹ không thể nhận đủ chất dinh dưỡng từ các thực phẩm, có nghĩa là em bé của mẹ cũng sẽ không nhận được đầy đủ chất béo và vitamin cần thiết từ nguồn sữa mẹ.Trước khi ăn kiêng, hãy thử qua các phương pháp tập thể dục như hướng dẫn ở trên nhé.

Ăn kiêng cũng cần phải tuân theo một số nguyên tắc để đảm bảo sức khỏe cho mẹ sau sinh, bởi vì mẹ có khỏe thì mới có khỏe cho bé bú!

5. Các nguyên tắc ăn kiêng

- Không bắt đầu ăn kiêng quá sớm

Cơ thể mẹ cần thời gian để hồi phục sau khi chuyển dạ và sinh nở. Việc giảm cân sớm sau sinh có thể làm trì hoãn sự hồi phục của cơ thể mẹ và khiến mẹ mệt mỏi hơn. Thêm vào đó, nếu mẹ đang cho con bú, ăn kiêng có thể làm ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ. Hãy chờ cho đến khi thực hiện cuộc kiểm tra sau sinh 6 tuần trước khi bắt đầu theo dõi lượng calo nạp vào cơ thể và tích cực cố gắng giảm cân. Nếu mẹ đang cho con bú, các chuyên gia khuyên nên chờ cho đến khi bé được ít nhất 2 tháng tuổi. 

- Thực tế về việc giảm cân

Hãy luôn nhớ rằng mẹ sẽ không thể quay trở lại chính xác vóc dáng hoặc cân nặng trước khi sinh một khi đã sinh bé. Đối với nhiều phụ nữ, mang thai gây ra những sự thay đổi vĩnh viễn như một cái bụng mềm, hông hơi rộng và vòng eo lớn hơn. 

- Giảm cân từ từ

Tuyệt đối không nên tuân theo một chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt và dữ dội. Phụ nữ cần ít nhất 1200 calo mỗi ngày để giữ gìn sức khỏe, và hầu hết phụ nữ cần nhiều hơn thế, từ 1500 đến 2200 calo một ngày để duy trì năng lượng và ngăn ngừa tâm trạng thay đổi. Nếu mẹ đang cho con bú, mẹ sẽ cần ít nhất 1800 calo một ngày để đảm bảo nuôi dưỡng cả hai mẹ con.

Việc giảm cân quá nhanh cũng đồng thời làm giải phóng chất độc được lưu trữ trong cơ thể vào máu và nguồn cung cấp sữa. Lời khuyên cho các mẹ là nên giảm từ từ, khoảng 0,6 kg trong một tuần là an toàn và sẽ không ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ nếu mẹ đang cho con bú. Để đạt được điều đó, hãy cắt giảm 500 calo mỗi ngày từ chế độ ăn uống hiện tại bằng cách giảm lượng thức ăn nạp vào hoặc tăng mức độ vận động và luyện tập cơ thể.

Chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp và vóc dáng sau khi sinh cũng quan trọng không kém gì với việc chuẩn bị trước khi sinh. Các mẹ nên trang bị cho mình đầy đủ kiến thức để biết cách làm đẹp và chăm sóc sức khỏe hiệu quả và an toàn. Khi chọn mua sản phẩm làm đẹp, tốt nhất nên tìm mua ở các cửa hàng mẹ và bé có tên tuổi để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng nhé.

Chúc mẹ và bé luôn khỏe!

Babymart.vn tổng hợp

Bình luận