Những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh chậm tăng cân hầu như đều khiến các mẹ rất ngạc nhiên, bởi chúng đều là những sai lầm không thể ngờ tới và thường xuyên mắc phải mỗi ngày trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh. Những sai lầm như cho trẻ tắm sau khi ăn, cho ăn quá nhiều thực phẩm chứa chất xơ, hoặc khoảng cách giữa hai cử ăn khá dài,... chính là "thủ phạm" kìm hãm cân nặng của trẻ mẹ nên chú ý khắc phục.
Trẻ chậm tăng cân hoặc sụt cân thường là do biếng ăn, đau ốm,... tuy nhiên những sai lầm khó ngờ dưới đây cũng góp phần khiến cân nặng của bé bị kìm hãm.
Tắm ngay sau khi ăn
Sau khi ăn no, dạy dày của trẻ cũng giống như người lớn cần thời gian để nghỉ ngơi, tiêu hóa lượng thức ăn. Do vậy, nếu cho bé tắm ngay sau ăn sẽ làm quá trình tiêu hóa, khiến quá trình trao đổi chất bị trì trệ, chậm chạp. Đôi khi điều này sẽ khiến bé bị đầy bụng, táo bón hay nôn mữa, khó hấp thụ được dinh dưỡng nuôi cơ thể, tình trạng chậm tăng cân xảy ra là điều đương nhiên. Do vậy, mẹ cần nhanh chóng thay đổi thói quen này và chuyển sang cho bé tắm trước khi ăn để dạ dày được tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn.
Khoảng cách giữa hai cữ ăn quá dài
Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, khoảng cách giữa các bữa ăn càng dài thì dễ khiến bụng trẻ bị đầy hơi vì sản sinh ra nhiều khí gas. Điều này sẽ gây cho trẻ cảm giác không muốn ăn, cơ thể không hấp thụ được chất dinh dưỡng dẫn đến sụt cân. Không những thế, khoảng cách bữa ăn dài còn làm cho trẻ sơ sinh bị táo bón và khó tiêu. Mẹ nên rút kinh nghiệm, bé cần được tiếp nhận dinh dưỡng trong khoảng 30 phút sau khi ngủ dậy, khoảng cách hợp lý giữa các bữa ăn là 3 - 4 tiếng.
Uống nước lọc trước bữa ăn
Đối với trẻ biết ăn dặm mẹ nên chú ý. Nếu mẹ cho bé bú sữa trước bữa ăn sẽ khiến cho dạ dày tiêu hóa và hấp thụ thức ăn kém. Điều này cũng tương tự khi cho trẻ uống nước trước khi ăn, nước sẽ khiến cho dạ dày của bé bị đầy nên khó tiếp nhận thêm lượng thức ăn đưa vào. Nếu quá nhồi nhét sẽ gây ra cho trẻ tình trạng bị nôn trớ. Theo lời khuyên của các chuyên gia, mẹ chỉ nên cho trẻ uống nước sau khi ăn.
Nhiễm giun
Nếu trong đường ruột của bé có giun, chúng sẽ ngăn chặn cơ thể bé hấp thu chất dinh đưỡng đưa vào. Trường hợp này mẹ nhanh chóng đưa trẻ đến bác sĩ để được diệt hết giun. Giun không còn, bé sẽ lên cân trở lại.
Yếu tố di truyền
Nếu trong gia đình hai bên nội ngoại, bố mẹ đều gầy ốm thì theo yếu tố di truyền bé cũng khó vượt lên.
Ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ
Những loại thực phẩm giàu chất xơ như khoai lang, mì ống nguyên hạt, rau củ, gạo lứt,... sẽ làm cho dạ dày của bé lấp đầy, sau một thời gian sẽ bị thải ra ngoài, do vậy lượng thức ăn thật sự trong cơ thể bé sẽ không được nhiều. Đây chính là nhóm thực phẩm lý tưởng để nhiều phụ nữ đưa và khẩu phần ăn kiêng để giảm cân, vì thế mẹ nên hạn chế cho bé ăn.
Cai sữa
Nhiều trẻ sẽ bị giảm cân sau khi cai sữa, vì vậy mẹ cần bổ sung thêm cho bé nhiều loại thực phẩm dinh dưỡng như ngủ cốc, sữa nguyên kem, hoa quả, rau củ,... để nhanh chóng cân bằng lại lượng dinh dưỡng bị thiếu hụt từ sữa mẹ.
Babymart.vn/Tổng hợp