Những điều cần biết không ngờ về thị giác của trẻ sơ sinh

Những điều cần biết không ngờ về thị giác của trẻ sơ sinh luôn là những niềm vui bất ngờ dành cho mẹ về sự phát triển, lớn khôn từng ngày của con yêu. Sẽ là một sai lầm khi nghĩ rằng ánh mắt của trẻ sơ sinh chỉ nhìn vu vơ, không ý thức mà ngược lại chúng có thể nhận biết được mọi thứ xung quanh và được xem là thước đo chính xác cho sự phát triển trí não đầu đời của bé.

Trong giai đoạn từ 0 - 6 tháng tuổi, khả năng thị giác của bé có những phát triển và nhận thức như:
 
Bé sớm nhận ra mẹ của mình

Mới loạt lòng mẹ, cơ cấu mắt bé sơ sinh chưa phát triển hoàn chỉnh nên khả năng thị lực của chúng kém hơn người lớn gấp 60 lần. Tuy nhiên, ngay sau khi ra đời trong vòng 48 tiếng đồng hồ là bé đã có thể nhận ra mẹ của mình. Trong giai đoạn từ 0 - 3 tháng tuổi, thị giác của bé hầu như sẽ được phát triển hoàn thiện những vẫn chưa tốt lắm. Ở giai đoạn này, bé có thể nhìn thấy và ý thức được màu sắc, sự vật xung quanh mình. Một khi nhìn thấy rõ sự vật trong tầm mắt, bé sẽ nằm yên lặng để ngắm nhìn.
 
Thị lực của bé phát triển song song với trí tuệ

Trong những năm tháng đầu đời, sự tăng trưởng thị lực cũng chính là thước đo chuẩn xác nhất về khả năng phát triển trí não của bé. Do vậy trong thời gian này, phụ huynh có thể sử dụng một số trò, đồ chơi nhiều màu sắc vui nhộn như lục lạc, xúc xắc, thảm chơi,... cùng những cuộc nói chuyện gây sự chú ý giúp bé phát triển nhạy bén khả năng quan sát, nghe và phản ứng. Trong quáa trình quan sát trẻ sẽ có những lúc nhìn lơ đễnh thường khiến cho bố mẹ cứ nghĩ rằng bé chỉ nhìn vu vơ nhưng thực chất bé vẫn ý thức được mình đang nhìn vào những sự vật trước mắt.
 
Bắt đầu từ tuần thứ 3 đến tuần thứ 5, thị giác của bé đã bắt đầu phát huy khả năng tập trung, do vậy đây cũng là thời điểm giúp bé hình thành khả năng học hỏi, tiếp thu những điều mới lại. Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, những gì trẻ sơ sinh nhìn thấy được giai đoạn đầu đời sẽ giúp rất nhiều trong việc hoàn thiện và phát triển vũng võ não thị giác, tác động tích cực đến khả năng nhận thức, ghi nhớ và học hỏi của trẻ.
 Những điều cần biết không ngờ về thị giác của trẻ sơ sinh
Phụ huynh có thể sử dụng một  số trò, đồ chơi nhiều màu sắc vui nhộn gây sự chú ý giúp bé phát triển nhạy bén khả năng quan sát, nghe và phản ứng. 
 
Nhận thức được các khối hình khối và màu sắc

Qua nhiều kết quả quan sát cho thấy rằng, trẻ sơ sinh thường bị thu hút bởi dạng đồ vật có màu sắc tương phản và hình tròn. Những điều thực tế bé dễ dàng nhận biết nhất là khuôn mặt, ánh mắt, nụ cười và mái tóc của mẹ trong quá trình bú. Để giúp con hình thành và nâng cao khả năng tập trung, trong thời điểm cho con bú mẹ có thể trò chuyện và ngắm nhìn bé một cách trìu mến, thân thương. Ngoài ra, phụ huynh có thể bày trí, sắp xếp những họa tiết có bố cục đơn giản, rõ nét, màu sắc tươi sáng và to lớn trong phòng của bé như bức tranh, ảnh có kích thước lớn,... gây chú ý để kích thích bé phát triển khả năng quan sát và nhận thức. 
 
Bé cần thời gian để nhìn và tập trung

Bắt đầu từ tháng 4 trở đi, thị giác của bé đã phát triển hoàn thiện nên khả năng quan sát sẽ nhạy bén, phong phú hơn, có thể nhìn được ở tầm xa và chuyển động nhanh, chậm. Lúc này, nhiều loại đồ chơi nhiều đa dạng sắc sẽ là nhân tố tuyệt vời thúc đẩy thị có bé phát triển mạng mẽ, hình thành khả năng phân biệt. Tuy nhiên, ở giai đoạn này sẽ có lúc bé sẽ không thèm để ý những đồ vật trước mắt mặc dù mẹ có trưng bày nhũng món đồ chơi bắt mắt. Nhưng nếu mẹ kiên trì như thế, sẽ có lúc bé từ từ quan sát, tập trung nhìn ngắm, dõi theo sự chuyển động và vị trí của những loại đồ chơi, thậm chí là khám phá về chúng.
Babymart.vn/Tổng hợp

Bình luận