Cần làm gi khi trẻ bi vật lạ bay vô mắt?

Cần làm gì khi trẻ bị vật lạ bay vô mắt? là câu hỏi mà rất nhiều các bậc phụ huynh cần lời giải đáp để giúp các bé sớm được giải quyết khi có vật lạ bay vào mắt, tránh các biến chứng khôn lường nếu không được xử lý kịp thời. Dưới đây là những hướng dẫn cách xử lý đơn giản mà các bậc phụ huynh có thể làm để sơ cứu cho trẻ trước khi nhờ đến sự can thiệp của các y bác sĩ.

Trẻ nhỏ thường rất hiều động, thích rong chơi tùy thích vượt tầm kiểm soát của phụ huynh. Những lúc như vậy, việc mắt trẻ có những vật lạ bay vào như bụi, cát, côn trùng,... là điều khó tránh khỏi. Khi vật lạ bay vào mắt, phản ứng thường gặp của trẻ là dùng tay dụi mắt, điều này rất dễ dẫn đến những tổn thương như nhiễm trùng, viêm giác mạc,... Trong những trường hợp nặng hơn, nếu không được chăm sóc và xứ lý kịp thời, đúng cách có thể dẫn đến mù lòa.

Ngay cả, bé sơ sinh cũng khó tránh khỏi những bất chợt vật lạ bay vào mắt dù được mẹ bao bọc rất cẩn thận. Trẻ nhỏ thì quả thật khó kiểm soát, nhưng mẹ hãy cố gắng chăm sóc cho trẻ sơ sinh thật tốt để phòng ngừa vật lạ bay vào mắt bé, hãy đảm bảo rằng không gian quanh bé hoàn toàn an toàn trong lành, sạch sẽ, không có bất kỳ vật thể nào bất thường.

Tránh để trẻ nhỏ dụi mắt khi bị vật lạ rơi vào mắt (Ảnh minh họa)
Phụ huynh nên xử lý kịp thời, ngăn chặn trẻ dụi mắt khi có vật lạ bay vào mắt (Ảnh minh họa)

Phương pháp xử trí khi trẻ bị vật lạ rơi vào mắt

- Khi có vật lẹ rới vào mắt trẻ, phụ huynh phải có mặt kịp thời ngăn chặn không cho trẻ dụi tay vào mắt, cũng không nên mở mắt to để thổi mạnh vào mắt Lúc đó, bạn có thể dùng ngón tay trái và trỏ mở mí mắt của trẻ, hướng dẫn chúng cách đảo mắt sang mọi hướng trái phải, trên dưới để tìm kiếm vị trí của vật lạ đang nằm trong mắt bé. Sau khi thấy được vật là, bạn tiếp tục dùng khăn sạch khéo léo lấy chúng ra ngoài.

- Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng một thau nước sạch đầy, rồi hướng dẫn bé cho bên mắt bị dính vật lạ vào thau nước, cử động nhắm mở liên tục cho đến khi nước rửa sạch mắt, vật lạ cũng trôi theo nước ra ngoài.

- Trường hợp cát rơi vào mắt, tốt nhất bạn nên dùng que tăm bông đặt sát bên ngoài mí mắt và lật ngược mí về phí que, rồi dùng khăn sạch lấy cát ra ngoài.

- Trường hợp, vạt lạ rới vào giác mạc hoặc con người thì bạn không nên tự ý xử lý mà hãy nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở ý tê gần nhất để được sơ cứu và điều trị.

- Khi trẻ bị một trong những loại hóa chất bắn và mắt như thuốc nhuộm tóc, dầu gội đầu, axit, nước sơn móng hoặc nước sơn,... Trước tiên, bạn nên rửa tay thật sạch bằng xà phòng để loại bỏ toàn bộ hóa chất, bụi bẩn trên tay của bạn. Sau đó, đặt trẻ vào bồn tắm hoặc thau tắm rồi mở cho vòi nước chảy nhẹ nhàng từ trán xuống mắt bị hóa chất bản vào trong vòng 20 phút. Đối với trường hợp hài mắt đều bị thường thì cho vòi chảy xuống giữa sống mũi để nước chảy đều 2 mắt.

- Khi bị vật cứng, nhọn đâm vào mắt, ngay lập tức đưa bé đến bệnh viện để được điều trị, không được tự ý lấy vật đó ra ngoài. Nếu không được xử lý đúng rất dễ dẫn đến nguy cơ trẻ bị mù,...

Nếu bị vật lạ, cứng, sắc nhọn đâm vào mắt, tuyệt đối không được tự ý lấy vật đó ra để tránh nguy cơ có thể bị mù (Ảnh minh họa)
Khi trẻ bị vật cứng, nhọn đâm vào mắt ngay lập tức đưa đến bệnh viện để được xử lý (Ảnh minh họa)

Phương pháp phòng tránh vật lạ bay vào mắt

- Mắt là bộ phận vô cùng đối với cơ thể con người và rất dễ bị tổn thương. Một khi có chút tổn thưởng mà không kịp sử lý đúng đắn và kịp thời rất dễ dẫn đến mù lòa. Do vậy phụ huynh nên dạy cho trẻ ý thức tự bảo vệ đôi mắt của mình. Khi chời đùa không nên tiếp xúc với những vật sắt nhọn, tránh những nơi bụi bặm, có nhiều hóa chất, không nghịch cát, nắm đồ vật vào bạn bè,...

- Mọi thao tác xử lý lấy vật lạ bay vào mắt cần được thực hiện nhẹ nhàng, cần đưa ngay đến các cơ sở y tế gần nhất để được điều trị cho hoàn toàn khỏi hẳn và an toàn.

Babymart.vn

Bình luận