Thật đáng sợ khi nhìn trẻ bị sặc sữa và khó thở sau khi bú bình xong. Theo các chuyên gia, trẻ nhỏ thường bị sặc sữa và nôn trớ do hệ tiêu hóa của trẻ quá non nớt, yếu kém để có thể hấp thu và tiêu hóa kịp những gì ăn vào. Dưới đây là cách chống sặc sữa cho trẻ khi bú bình mà mẹ cần biết để chăm sóc trẻ tốt hơn.
Không cần đến những núm ty đặc biệt hay bình sữa đắt tiền thì mới giúp trẻ chống sặc sữa khi bú bình. Bình sữa và núm ty chỉ là một phần, điều quan trọng là mẹ biết cách cho bé bú bình đúng cách để hạn chế tình trạng sặc sữa hay xảy ra ở các bé.
Cách chống sặc sữa cho trẻ khi bú bình gồm các bước sau:
Bước 1: Điều quan trọng đầu tiên khi cho trẻ bú bình nhằm tránh sặc sữa là chọn núm ty bình sữa phù hợp với độ tuổi cũng như sức nút sữa của trẻ. Theo các chuyên gia, dù là sữa công thức hay sữa mẹ thì vẫn chỉ nên có tốc độ chảy qua lỗ núm ty là 1 giọt trên 1 giây. Nếu nó chảy nhanh hơn hoặc có vết nứt xuất hiện trên núm ty gần đầu mút, mẹ nên thay ngay núm ty cho bé nhé. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sặc sữa ở các bé đấy!
Bước 2: Đặt bé nằm sấp trong lòng mẹ, áp sát bé vào người mẹ, một tay giữ người bé, một tay cầm bình sữa cho bé bú. Giữ đầu bé sao cho đầu bé được nâng lên từ từ và thẳng đứng. Đừng để đầu bé bị nghiêng hay lệch sang hướng nào. Trước khi đưa bình sữa vào miệng bé, mẹ cần giữ nghiêng bình sữa một góc sao cho sữa đủ làm ngập núm ty nhằm tránh trẻ nuốt không khí trong lúc bú, gây đầy hơi cho trẻ nhỏ. Bình sữa cũng nên được giữ ở một góc thẳng để trẻ vừa dễ nút sữa vừa tránh sặc sữa, đầy hơi.
Đây là một trong những vị trí bé bú bình sữa hiệu quả nhất, những tư thế khác mẹ có thể xem tại đây nhé.
Bước 3: Đặt núm ty tì vào môi bé, cho phép bé tự điều chỉnh và thỏa thích bắt lấy núm ty nếu bé thích. Tiến hành quan sát bé bú. Nếu bé bắt đầu nuốt ngay, điều này chứng tỏ dòng sữa chảy khá nhanh có thể khiến bé bị sặc sữa. Nếu tình trạng này xảy ra, mẹ cần thay núm ty cho bé bằng một núm ty khác có tốc độ chảy sữa phù hợp hơn.
Bước 4: Sau khi đã thay núm ty cho bé, tiếp tục cho bé bú, đảm bảo đầu bé không bị nghiêng và đang dần được nâng lên. Nếu bé bắt đầu bị sặc và nôn ọe, lấy bình sữa ra khỏi miệng bé ngay lập tức và dựng bé ngồi dậy từ từ, giúp bé đẩy sữa ra khỏi dạ dày để bé dễ chịu hơn rồi mới tiếp tục cho bé bú nhé.
Bước 5: Quan sát bé để xác định bé đã bú đủ no hay chưa. Nếu bé không chịu bú nữa hoặc phun sữa ra, mẹ cần lấy bình sữa ra khỏi miệng bé. Bắt ép bé bú khi dạ dày bé đã không thể hấp thu được nữa chỉ khiến sữa tràn đầy miệng bé, khiến bé bị sặc mà thôi!
Bước 6: Một điều quan trọng để chống sặc sữa cho trẻ khi bú bình là tuyệt đối không để bé ngậm bình sữa khi bé ngủ quên. Mặc dầu bé không nút sữa trong lúc ngủ nhưng sữa vẫn chảy xuống và chạy vào miệng bé, khiến bé bị sặc. Vì vậy khi bé đang bú sữa mà ngủ quên, mẹ nên nhẹ nhàng rút bình sữa và núm ty ra khỏi miệng bé nhé. Nếu bé vẫn muốn ngậm núm ty trong lúc ngủ như một cách để ngủ ngon hơn, theo các chuyên gia, mẹ có thể sắm cho bé một chiếc ty ngậm nhé.
Với 6 bước giúp trẻ bú bình mà không bị sặc trên, hi vọng bé nhà bạn sẽ không bị sặc sữa nữa. Ngoài ra, để hạn chế tối đa tình trạng sặc sữa hoặc đầy hơi hay xảy ra ở các bé, mẹ nên đầu tư cho bé những bình sữa, núm ty có chức năng chống sặc sữa, chống đầy hơi được các nhà hãng bình sữa sản xuất ra nhằm giúp bé yêu bú ngon bú khỏe hơn mỗi ngày. Bình sữa, núm ty và các vật dụng cho bé bú khác, mẹ có thể tìm mua tại đây nhé: babymart.vn.
Chúc mẹ và bé yêu luôn khỏe mạnh!