Kinh nghiệm tập cho bé ngồi bô vệ sinh

Tập cho bé ngồi bô vệ sinh mẹ nên chọn đúng thời điểm sẽ giúp bé hình thành thói quen cho bé và mẹ sẽ cảm thấy thoải mái hơn trong việc chăm sóc con trẻ. Khi tập cho bé ngồi bô mẹ thường gặp phải sự phản kháng của bé vì bé đã quen với việc đóng bỉm, bé sẽ không dễ dàng đồng ý với cách thức mới này, vì vậy mẹ cần phải khéo léo và chọn đúng thời điểm. Góp nhặt nhiều kinh nghiệm tập cho bé ngồi bô vệ sinh của các mẹ chia sẻ, bài viết này babymart.vn chia sẻ các bước tập cho bé ngồi bô cũng như khi nào thì nên tập cho bé ngồi bô vệ sinh.

Các bước tập cho bé ngồi bô đơn giản giúp bé thực hiện cột mốc phát triển

Làm cha mẹ, ai cũng muốn những điều tốt đẹp nhất cho con cái của mình. Kể từ khi gia đình có thêm thành viên mới, cha mẹ phải bận tâm nhiều hơn đến việc dạy dỗ và chăm sóc bé. Bé từ 1 đến 3 tuổi là thời gian tốt nhất để cha mẹ tập cho bé thói quen sinh hoạt hàng ngày và kỹ năng sống cơ bản. Tuy nhiên, nhiều khi chúng ta đã không khai thác hết hoặc bỏ lỡ thời gian quan trọng này. Tập cho bé ngồi bô đúng thời điểm sẽ khiến mẹ thành công một cách dễ dàng và đảm bảo bé phát triển đúng giai đoạn.


Hãy động viên và khen ngợi bé khi dạy bé tập ngồi cho bé ngồi bô vệ sinh

Bước đầu tiên là mẹ nên tìm mua cho bé một chiếc bô vệ sinh hình ngộ nghĩnh, xinh xinh. Nếu có thể mẹ nên dẫn bé theo để xem bé tỏ ra thích thú với chiếc bô nào, làm như vậy bé sẽ dễ dàng chấp nhận việc ngồi bô.
Khi có một chiếc bô vệ sinh xinh xinh trong tay rồi, mẹ hãy thử nghiệm theo 3 bước sau đây để tập cho bé ngồi bô nhé!
Bước 1: Tập cho bé làm quen dần với chiếc bô, mẹ có thể trò chuyện với bé về chiếc bô với bé, cho búp bê hay thú nhồi bông mà bé yêu thích tập ngồi bô cho bé xem. Đây được xem là bước đầu hình thành nhận thức của bé về việc ngồi bô là như thế nào.
Bước 2: Khi bé cần đi vệ sinh, mẹ hay tập dần cho bé ngồi vào bô. Tùy vào đặc điểm sở thích của từng bé mà mẹ thực hiện những động tác động viên bé, ca hát, khen ngợi, trò chuyện,… để bé cảm thấy thoải mái nhất. Ở bước này mẹ lưu ý là tuyệt đối không được hù dọa, la mắng bé, làm như vậy sẽ khiến bé sợ và không dám ngồi bô.
Bước 3: Khi bé đã có thể đi vệ sinh bằng bô thì mẹ phải duy trì thói quen này cho bé, đừng cho bé quay lại thói quen cũ trước đó. Tốt nhất là mẹ nên cho bé đi vệ sinh đúng giờ mỗi ngày để hình thành phản xạ tự nhiên cho bé. Sau mỗi lần bé đi vệ sinh mẹ nên khen và chúc mừng bé để bé cảm thấy mình vừa làm được một điều tốt.

Khi nào nên tập cho bé ngồi bô vệ sinh

Việc tập cho bé ngồi bô vệ sinh thường sẽ bước qua 2 giai đoạn là giai đoạn ngồi bô vệ sinh dành riêng cho bé và bồn vệ sinh dành cho người lớn.
Khi bé khoảng 12 tháng là lúc mẹ nên bắt đầu tập cho bé ngồi bô vệ sinh riêng để làm quen dần với thói quen đi vệ sinh mới. Khi bé đã quen dần với việc tự đi vệ sinh thì đến khoảng 18 tháng mẹ nên tập cho bé ngồi vệ sinh của người lớn. Lúc đầu, bé có thể hơi sợ nhưng mẹ nên ngồi gần và động viên bé, dần dần bé sẽ hết sợ.


Bô vệ sinh con vịt ngộ nghĩnh đa chức năng

3 bước tập cho bé đi vệ sinh bằng bồn vệ sinh người lớn:
Bước 1: Tập cho bé ngồi vào bô. Ở bước này, mẹ tập cho bé quen với việc ngồi vào bô để đi vệ sinh.
Bước 2: Tập cho bé ngồi lên bồn vệ sinh của người lớn. Ở bước này, mẹ dùng phần trên của cái bô đặt lên bồn vệ sinh của người lớn, rồi cho bé ngồi lên bồn vệ sinh.
Bước 3: Bé tự ngồi lên bồn vệ sinh của người lớn. Mẹ dùng phần trên của cái bô đặt lên bồn vệ sinh (hoặc có thể tìm mua nắp vệ sinh) của người lớn, phần dưới của cái bô làm thành một cái ghế thấp. Mẹ hướng dẫn bé bước lên cái ghế đó rồi tự ngồi lên bồn vệ sinh.
Khi bé biết ngồi lên bồn vệ sinh người lớn, sau khi bé đi vệ sinh xong, mẹ nên tập cho bé thói quen giật nước. Lúc giật nước, hai mẹ con cùng "bye bye" output của bé. Đây là hành động tích cực giúp bé nanh quen với việc ngồi lên bồn vệ sinh người lớn mà quên đi nỗi sợ hãi. Thậm chí bé có thể mong muốn vệ sinh nhanh để được giật nước.
Bé 2 tuổi đến 2,5 tuổi có thể tự ngồi lên bồn vệ sinh người lớn bằng cách bước lên chiếc ghế thấp rồi ngồi lên bồn vệ sinh. Tuy nhiên, mẹ nên chú ý, để bảo đảm an toàn cho bé, chiếc ghế phải vững và không bị trượt. Do vậy, phần dưới của cái bô luôn có độ bám chắc xuống sàn nhà để bé không bị trượt khi đứng lên đó. Các mẹ có thể hoàn toàn yên tâm. Mặc dù vậy, điều quan trọng là cha mẹ nên dạy cho bé hiểu được sự nguy hiểm và cách xử trí để bé biết đề phòng và xử lý tình huống.

Babymart.vn tổng hợp

Bình luận