Cần làm gì khi trẻ bị đầy hơi

Cần làm gì khi trẻ bị đầy hơi là việc nhiều phụ huynh thường gặp phải khi có con nhỏ. Ở trẻ nhỏ, hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện nên còn rất yếu chỉ cần phạm phải một chút sai sót nhỏ trong quá trình cho trẻ ăn cũng có thể khiến bé bị chướng bụng, đầy hơi như đồ ăn không phù hợp, ôi thiu, cho trẻ ăn quá no,... Do vậy, cách bậc phụ huynh cần chú ý cẩn thận mỗi khi cho trẻ ăn để đảm bảo một chế độ dinh dưỡng thật phù hợp với khả năng tiêu hóa của trẻ.

Nguyên nhân dẫn đến đầy hơi ở trẻ

Cho bé ăn thức ăn không phù hợp với độ tuổi

Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng nên cho trẻ bắt đầu ăn dặm sau 6 tháng, nhưng nhiều bà mẹ thường hay nôn nóng đã cho trẻ ăn dặm khi chỉ mới 4 tháng tuổi, cho ăn cơm khi răng hàm chưa mọc đủ, hoặc những loại đồ ăn mà cơ thể bé chưa đủ khả năng tiết ra men tiêu hóa. Sự nôn nóng này luôn là những sai lầm khiến bé phải đối diện với những cơn đau do chướng bụng, đầy hơi vì bị ứng đọng thức ăn thừa (chưa tiêu hóa hết) trong đường ruột, vi khuẩn lên men sinh ra nhiều hơi. Bên cạnh đó, thức ăn chưa tiêu hóa hết sẽ tạo ra áp lực thẩm thấu cao, hút nước từ cơ thể vào đường ruột làm xuất hiện chứng đi tiêu phân lỏng hoặc sệt nhiều lần trong ngày.

Trẻ bị đầy bụng do sử dụng thức ăn không phù hợp với độ tuổi (Ảnh minh họa)
Chế độ dinh dưỡng không phù hợp với độ tuổi cũng khiến trẻ bị đầy hơi (Ảnh minh họa)

Cho trẻ ăn quá nhiều

Cho trẻ ăn quá nhiều trong một bữa ăn hoặc khoảng cách ăn giữa các bữa quá sát nhau cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị đầy hơi, chướng bụng. Ở trẻ nhỏ, dạ dày của chúng rất nhỏ nên tiếp thu được ít thức ăn trong 1 bữa, chỉ có thể ăn từ 6 - 8 bữa mỗi ngày là đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng và năng lượng để phát triển. Do vậy nếu ép trẻ ăn quá nhiều sẽ khiến hệ tiêu hóa làm việc mệt mỏi, không đủ thời gian để tiêu hóa hết thức ăn dẫn đến tình trạng nôn mữa, đi cầu nhiều, chứng bụng.

Cho ăn thực phẩm khó tiêu

Khả năng tiêu hóa của bé rất kém do vậy cần hạn chế ăn những loại đồ ăn như bánh chưng, bánh tét, xôi, nếp, thực phẩm nhiều dầu mỡ,... Tuy nhiên, nhiều phụ huynh không biết vẫn cho trẻ ăn những loại thực phẩm nên khó tránh khỏi hậu quả làm bé bị đầy hơi, ợ chua, chướng căng,...

Thức ăn bị oi thiu, nhiễm khuẩn

Thức ăn ôi thiu chứa rất nhiều vi khuẩn, thúc đẩy khả năng lên men, có vị chua, nếu trẻ ăn phải sẽ dẫn đến viêm ruột, tiêu chảy, nôn mữa.

Cách trị chứng đầy hơi ở trẻ

- Để giảm bớt cảm giác bị đầy hơi ở trẻ, mẹ nên cho bé bú đúng thể, giữ đầu bé cao hơn so ới dạ dày. Phương pháp này sẽ đưa sữa xuống đáy dạ dày, còn khí thừa ở trên dễ dàng ợ đưa hơi ra ngoài. Chú ý, khi cho trẻ bú bình cũng nâng cao (mực sữa ngập lỗ núm vú) giúp bé tránh nuốt khí trong quá trình bú.

- Mẹ cho bé sử dụng loại bình sữa có núm vú thiết kế hệ thống chống sặc, ngặn khí vào bụng

- Tạo điều kiện giúp bé ợ hơi ra ngoài bằng cách vác trẻ trên vai hoặc nằm sấp trên đùi, trên cánh tay là dùng tay vỗ nhẹ nhàng vào lưng. Trong quá trình thực hiện, nếu đặt sức ép lên bụng bé, khí thừa sẽ nhanh chóng bị đẩy ra ngoài.

- Hướng dẫn bé tống hơi là ngoài bằng cách đạp chân. Đặt bé nằm ngữa và hướng dẫn bé đạp chân giống như đang đạp xe đạp. Cách này giúp tống hơi ra ngoài rất hiệu quả.

- Massage bụng cho bé theo vòng tròn cũng trị được chứng chướng bụng ở bé rất hiệu quả.

 mát-xa bụng cho bé theo vòng tròn để giúp bé thoát khí (Ảnh minh họa)
Phương pháp massage bụng trị đầy hơi ở trẻ (Ảnh minh họa)

Những dấu hiệu nghiêm trọng khi đầy hơi ở trẻ

 Dưới đây là 3 dấu hiệu cho thấy con bạn đang bị đầy hơi nghiệm trọng

- Phân của thay đổi về màu, độ rắn, lỏng (tiêu chảy hoặc táo bón) cho thấy bé đang gặp phải vấn đề về ruột và dạ dày.

- Đầy hơi khiến khó ngủ, bỏ bú

- Nếu xuất hiện máu lẫn trong phân hoặc sốt cho thấy chứng đầy hơi của bé rất nghiêm trọng cần đưa đi gặp bác sĩ.

Babymart.vn/Tổng hợp

Bình luận