Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 6 tháng bắt đầu có những thay đổi mới so với cách chăm sóc trước đó. Bởi bước vào thời kỳ này trẻ bắt đầu có những nhu cầu dinh dưỡng cao hơn như bắt đầu ăn dặm và chậm phát triển về cân nặng,... Do vậy mẹ cần nắm rõ những cách chăm sóc dưới đây qua lời khuyên của những chuyên gia để giúp bé có bước chuyển mình mới với những phát triển ngày càng khỏe mạnh và hoàn thiện.
Bước vào tháng thứ 6, trẻ sẽ có dấu hiệu đói nhiều và ngừng phát triển về cân nặng. Do vậy ở giai đoạn này, mẹ cần bổ cung cho con những bữa ăn dặm đặc hơn sữa như bột, cháo xay nhuyễn để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ. Mặc dù bắt đầu cho con ăn dặm nhưng chỉ là phụ và sữa vẫn nắm vai trò chủ yếu đối với bé. Mục đích của việc ăn dặm giúp trẻ thích nghi dần với những nguồn dinh dưỡng mới ngoài sữa.
Vào 6 tháng tuổi mẹ bắt đầu cho trẻ ăn dặm để đáp ứng như cầu dinh dưỡng cho trẻ
Theo lời khuyên của tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa kỳ (AAP), nên cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu. Việc rất tốt cho sự phát triển thể chất và trí não của trẻ, đồng thời giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mẫn cảm hóa dị ứng. Vào giai đoạn 6 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của trẻ sẽ sản sinh ra men tiêu hóa phân giải protein. Chính vì thế, đây cũng là lúc trẻ bắt đầu mọc răng, cơ miệng phát triển là nền tản cho nhu cầu ăn uống sau này.
Nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời
Dấu hiệu trẻ sẵn sàng ăn dặm
Trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh nhất là vào thời điểm 6 tháng, mẹ hãy bắt đầu quan sát xem trẻ có những biểu hiện nào dưới đây không, nếu có nghĩa là bé đang rất sẵn sàng để bước vào thời kỳ tập ăn dặm.
- Miệng có những cử động nhai
- Ngồi vững mỗi khi mẹ đỡ
- Mỗi ngày trẻ có thể bú đến 900ml hoặc 8 - 10 bữa sữa
- Đạt khối lượng gấp đôi lức mới chào đời (khoảng 5,9 kg)
- Tò mò về những món ăn của mẹ
Nên bắt đầu cho trẻ ăn dặm khi được 6 tháng tuổi
Cách cho bé ăn khi được 6 tháng tuổi
- Khi bắt đầu cho con ăn dặm, mẹ nên chọn những thức ăn đơn giản, lỏng, dễ tiêu hóa như ngũ cốc, bột
- Chỉ nên cho bé ăn với khẩu phần thật nhỏ khoảng từ 1 - 2 muỗng ăn dặm, nếu bé bú sữa vẫn không no thì mới cho trẻ ăn thêm
- Cứ 2 - 3 ngày cho trẻ ăn thì đổi món mới để tránh tình trạng trẻ ngán, đồng thời giúp mẹ biết được phản ứng thích hay không thích của bé với từng món ăn.
Babymart.vn/Tổng hợp