Mẹ nên dùng tã như thế nào để tốt cho bé yêu?

Mẹ nên dùng tã như thế nào để tốt cho bé yêu? - Bé cưng của mẹ còn bé xíu mẹ nghĩ bé chẳng biết gì đâu nhưng thực sự, bé cảm nhận được nhiều lắm. Nhất là cảm giác thoải mái hay khó chịu khi “cõng” trên mình chiếc tã suốt ngày. Vậy nên khi dùng tã cho bé, để giúp bé vui vẻ và dễ chịu hơn mẹ cần chú ý một số điều quan trọng nhé!

Hinh-157

NÊN thay tã thường xuyên cho bé: Với bé sơ sinh, bạn có thể thay tã khoảng 10 lần/ngày. Hãy vỗ nhẹ vào tã để xem nó đã nặng hay đầy chưa, hoặc cũng có thể kéo phần mép tã ra xem bên trong để đảm bảo rằng mông bé vẫn sạch và khô thoáng.

KHÔNG NÊN chỉ dựa vào khứu giác của mình hay canh theo đúng thơi gian (2 giờ/lần) để quyết định thời điểm thay bỉm cho bé vì có khi bé tè nhiều hơn nên mông bị ẩm ướt khó chịu.

NÊN chọn vị trí an toàn để thay tã cho bé: Dùng bàn, giường, chiếu hay sàn nhà nhưng đảm bảo các nơi đó phải vững chắc và sạch sẽ, đồng thời những vật dụng kèm theo tã sạch, khăn ướt lau bé, quần áo và kem chống hăm đều nằm trong tầm với để bạn không phải bỏ bé nằm 1 mình và đi lấy những vật dụng này.

Hinh-255

KHÔNG NÊN rời mắt khỏi bé khi bạn đặt bé trên bàn thay tã hay các bề mặt khác mà không phải là sàn nhà. Bạn chẳng thể nào biết khi nào bé có thể bắt đầu tự lăn được.

NÊN luôn luôn lau từ đằng trước ra đằng sau: Để tránh vi khuẩn lây nhiễm sang đường tiết niệu, bạn phải luôn lau từ phía trước đến phía sau, nhất là đối với bé gái.

KHÔNG NÊN dùng phấn rôm thoa vào vùng mông hay bộ phận sinh dục của bé vì có thể gây nguy hiểm nếu bé của bạn hít phải. Hãy dùng vaseline hoặc kem chống hăm tã cho bé.

NÊN nhận biết các dấu hiệu hăm tã: Nếu thấy vùng da mặc tã xuất hiện những mụn nhỏ màu đỏ, bạn phải đặc biệt chú ý để thay tã cho bé thường xuyên, đồng thời bôi kem chống hăm có chứa ôxít kẽm để tạo lớp bảo vệ ngăn da bé bị ẩm ướt. Trong trường hợp bé bị hăm tã khá thường xuyên, kéo dài lâu hơn hai hay ba ngày, kèm theo sốt hoặc có vẻ đặc biệt nghiêm trọng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

KHÔNG NÊN dán tã quá chặt tránh để lại vết hằn trên hông và chân bé.

NÊN để sẵn đồ chơi hoặc xúc xắc, hay treo đồ chơi lủng lẳng phía trên bàn thay tã để thu hút sự chú ý của bé khi bạn thay tã.

NÊN rửa sạch tay mỗi lần bạn thay tã cho bé để tránh lây lan vi trùng.

NÊN lót một miếng tã sạch cho bé ngay sau khi bạn lấy miếng tã bẩn ra, nhất là đối với bé trai để tránh bé tè bất ngờ. 

NÊN ấn bộ phận sinh dục của bé trai xuống để ngăn nước tiểu chảy tràn ra mép tã.

Theo webtretho

Bình luận