Những dưỡng chất thiết yếu khi mang thai gồm có chất xơ, sắt, vitamin C, protein, canxi, kẽm,... Tuy trong thời kỳ thai kỳ, mẹ cần ăn uống đầy đủ các dưỡng chất để cung cấp cho cơ thể và nuôi dưỡng thai phát triển khỏe mạnh toàn diện, nhưng không nên ăn cho 2 người. Song song đó nên nhớ rằng, những thức ăn dành cho thai phụ phải được nấu chín, uống nước sôi để nguội, hạn chế đá lạnh, tránh xa rượu bia,...
- Bạn không cần lên kế hoạch gì đặc biệt, mà cũng chẳng cần ăn cho hai người. Bạn chỉ việc ăn đủ loại thức ăn tươi, chưa qua chế biến, trong số tuyển chọn dưới đây, để bảo đảm mình có được đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Một khi đã có thai hoặc biết mình muốn có thai, bạn hãy nghĩ xem có bao nhiêu thức ăn lành mạnh bạn thường ăn một cách đều đặn, và thử xem mình có ăn hay uống thứ gì có thể gây hại cho em bé không. Bạn nên tăng lượng tiêu thụ về rau sống và trái cây tươi và giảm về phần thức ăn ngọt, nhiều đường, thức ăn mặn nhiều muối và thức ăn đã qua chế biến.
- Vôi: Chất này quan trọng, bảo đảm cho xương và răng em bé, khởi sự hình thành từ tuần thứ tám, được phát triển lành mạnh. Bạn sẽ cần đến một lượng chất vôi lớn khoảng gấp đôi, so với lúc thường. Ngoài chất vôi tốt gồm có: pho-mat, sữa, yaourt, rau xanh. Tuy nhiên, các sản phẩm bắt nguồn từ sữa cũng giàu chất béo, do đó, nếu có thể được, bạn nên lựa những thứ nào ít chất béo mà ăn, như sữa hớt trên kem chẳng hạn. Bạn có được một lượng chất vôi bổ sung cần thiết trong một ngày, từ: 85g pho-mat, 170g cá mòi, 7 lát bánh mì trắng, 2 ly sữa.
- Protein: Bạn cố gắng ăn nhiều thức ăn giàu đạm, vì nhu cầu của bạn gia tăng trong thời kỳ mang thai. Các thức ăn giàu protein gồm có: thịt , cá, các loại đậu hạt, các hạt nhiều dầu, các thực phẩm bắt nguồn từ sữa. Tuy nhiên, các thức ăn động vật cũng giàu luôn cả chất béo. Do đó, bạn nên hạn chế loại thức ăn này và ở đâu nếu có thể được thì nên lựa thịt nạc mà ăn.
- Vitamine C: vitamine C giúp bạn xây dựng bánh nhau bền chắc, làm tăng sức đề kháng của cơ thể và giúp bạn dễ hấp thu chất sắt. Vitamine C có trong trái cây và rau tươi, và mỗi ngày cần phải cung cấp vitamine C vì cơ thể không tích trữ được sinh tố này.
- Chất xơ: Chất này phải chiếm một phần đáng kể trong bữa ăn hàng ngày của bạn, bởi lẽ khi mang thai rất hay bị táo bón và chất xơ sẽ giúp bạn tránh được táo bón. Trái cây và rau xanh là những nguồn cung cấp chất xơ quan trọng vì bạn có thể ăn được nhiều rau trái. Đừng quá trông cậy vào cám vì cám có thể ngăn chận sự hấp thu các dưỡng chất khác. Có nhiều thức ăn khác cung cấp chất xơ tốt hơn.
- Acid folic: Cần thiết cho sự phát triển hệ thần kinh trung ương của bé, đặc biệt là trong những tuần đầu. Cơ thể không tích trữ được dưỡng chất này. Trong thời gian mang thai, cơ thể bài tiết acid folic nhiều hơn lúc thường, do đó cần phải cung cấp acid folic mỗi ngày. Rau tươi lá to, màu xanh thẫm là nguồn cung cấp acid folic tốt. Tuy nhiên, bạn nên ăn rau hấp cách thủy hoặc để sống vì sinh tố này bị hủy đi tất nhiều trong quá trình nấu nướng.
- Chất sắt: Trong thời gian mang thai, nhu cầu về sắt gia tăng. Em bé sẽ cần đến sắt để tích vốn dự trữ cho sau bé khi ra đời, và khối lượng máu cơ thể bạn tạo ra cần chất sắt để chuyển dưỡng khí oxi. Chất sắt gốc động vật dễ hấp thụ hơn chất sắt gốc thực vật như đậu hạt và trái cây khô, do đó, nếu bạn không ăn thịt thì nên ăn thức ăn giàu chất sắt kết hợp với vitamine C để hấp thụ được tối đa.
- Muối: Hầu hết mọi người dùng quá nhiều muối trong bữa ăn. Khi mang thai, bạn lại càng cần phải giảm lượng muối ăn vào, vì lạm dụng muối thường liên quan đến các vấn đề như chứng sưng phù và chứng bệnh tiền-sản-giật.
- Nước: Điều thiết yếu trong thời kỳ mang thai là giữ cho thận của bạn được khoẻ mạnh và tránh bị táo bón. Uống nước là tốt nhất. Bạn uống được bao nhiêu tùy thích.
- Thức ăn hàng đầu: Các thức ăn này là nguồn tuyệt hảo để cung cấp ít nhất một dưỡng chất. Hãy cố gắng ăn một số trong những thức ăn sau đây, mỗi ngày.
- Phomat, sữa, yaourt: nguồn calcium, protein.
- Rau lá xanh đậm: nguồn vitamine C, sắt, acid folic.
- Thịt đỏ nạc: nguồn protein, sắt.
- Cam: nguồn vitamine C, sắt.
- Gà vịt: nguồn protein, sắt.
- Cá mòi: nguồn calcium, protein, sắt.
- Cá thịt trắng: nguồn protein
- Bánh mì đen: nguồn protein, chất xơ, acid folic
- Mì bằng bột nguyên cám và gạo lức
- Chế độ ăn chay: Có thể mỗi ngày mẹ đều thực hiện một chế độ dinh dưỡng lành mạnh để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể mẹ và bé, tuy nhiên vẫn bị thiếu sắt. Bởi, chất sắt từ gốc thực vật, có thể thường hấp thụ rất yếu, do vậy mẹ cần uông thêm thuốc sắt bổ sung. Đối với trường học ăn chay, bà bầu sẽ không uống sữa, do vậy nên bổ sung vào cơ thể B12, sinh tố D và calcium.
Babymart.vn/Tổng hợp