5 thói quen dinh dưỡng khiến trẻ bị thấp còi

5 thói quen dinh dưỡng khiến trẻ bị thấp còi các mẹ cần biết để không vướng phải sai lầm làm kiềm hãm sự phát triển của con. Những thói quen sai lầm trong việc chăm sóc dinh dưỡng cho con như chỉ nấu những món trẻ thích, ưu tiên thức ăn giàu đạm, không cho dầu mỡ vào thức ăn dặm của trẻ,… có lẽ rất nhiều mẹ mắc phải và liên tục duy trì. Những phương pháp dinh dưỡng này lại chính là nguyên nhân làm trẻ bị rối loạn tiêu hóa, không hấp thu được dưỡng chất dẫn đến thấp còi, khuyên các mẹ nhanh chóng loại bỏ và tìm chế độ mới phù hợp với trẻ hơn.

Dưới đây là những thói quen chăm sóc dinh dưỡng cho con không hiệu quả, dẫn đến thấp còi các mẹ nên biết để tránh:

Kết hợp bú sữa và ăn dặm trước 6 tháng tuổi

5 thói quen dinh dưỡng khiến trẻ bị thấp còi

Nhiều mẹ cảm thấy rằng việc chỉ cho con bú sữa trong 6 tháng đầu sẽ không đảm bảo được nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ. Chính vì thế, các mẹ nóng lòng cho trẻ ăn dặm bột hoặc cháo kèm theo để bổ sung dinh dưỡng thúc đẩy con nhanh chóng phát triển. Tuy nhiên đây hoàn toàn là quan niệm rất sai lầm mà không ít các bà mẹ mắc phải, bởi hệ tiêu hóa non yếu của trẻ sơ sinh trước 6 tháng tuổi vẫn chưa thể chấp nhận tiêu hóa những thức ăn phức tạp như bột, cháo nên dễ tăng nguy cơ bị dị ứng, nôn ói,… Theo lời khuyên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các bà mẹ chỉ nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu chính là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển tối của bé, chỉ nên cho trẻ ăn dặm khi đã đủ 6 tháng tuổi.

Không tự chế biến thức ăn cho trẻ

5 thói quen dinh dưỡng khiến trẻ bị thấp còi

Nhiều bà mẹ bận rộn, lười chế biến thức ăn cho con và bị hấp dẫn bởi những sản phẩm cháo, thực phẩm dinh dưỡng ngoài hàng quán. Họ chỉ cần mua về cho con ăn rất tiện lợi mà không cần phải tốn công nấu nướng mất thời gian. Mặc dù rất tiện, những món cháo dinh dưỡng này lại ảnh hưởng rất nặng nề đến sức khỏe và sự hấp thu dinh dưỡng của trẻ do chứa hàm lượng lớn các loại gia vị bột ngọt, đường, muối và không đảm bảo vệ sinh. Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ dưới 1 tuổi không nên ăn các loại gia vị vì có sức làm hại đến hệ thống thận non yếu, ảnh hưởng đến não và khả năng hấp thu dinh dưỡng của bé dẫn đến thấp còi. Để bảo vệ sức khỏe, khả năng hấp thu dinh dưỡng tốt và sự phát triển tối đa của con, các mẹ hãy dành thời gian chế biến thức ăn tại nhà cho con, đây chính là giải pháp hiệu quả, an toàn nhất.

Ưu tiên những thức giàu đạm cho trẻ

Các mẹ nghĩ rằng, tăng cường cho con những thức ăn giàu đạm sẽ giúp cơ phát triển cao lớn, tăng cân. Đây cho là lý do khiến các mẹ thường xuyên cho vào bột/cháo của trẻ nhiều thực phẩm giàu đạm như trứng, cá, thịt,…mà không hề nhớ rằng 4 dưỡng chất vàng cho sự phát triển đầy đủ của trẻ trong thời kỳ ăn dặm chính là  chất đạm, chất béo, tinh bột, và Vitamin – khoáng chất. Nếu cơ thể trẻ quá dư thừa lượng đạm rất dễ khiến cho hệ tiêu hóa bị rối loạn, dẫn đến biếng ăn. Vì vậy, để đảm bảo tốt cho sự phát triển của con không bị kìm hãm các mẹ hãy cân bằng 4 dưỡng chất đạm, chất béo, tinh bột, và Vitamin – khoáng chất trong thời kỳ ăn dặm của trẻ.

Chỉ cho trẻ ăn những món yêu thích

5 thói quen dinh dưỡng khiến trẻ bị thấp còi

Trẻ ở thời kỳ ăn dặm rất cần những thực đơn phong phú và đa dạng các món ăn để hấp thu những dưỡng chất cần thiết, hỗ trợ tối đa cho sự phát triển thể chất lẫn trí não của trẻ. Vì thế, mẹ đừng nên chỉ giới hạn thực đơn với những món ăn trẻ thích, điều này có thể sẽ kìm hãm sự phát triển của bé. Ở độ tuổi này, mỗi món ăn mẹ nên để cho trẻ thử 10 lần thì bé mới có thể nhận ra mình có thích chúng hay không. Mẹ cho trẻ thử càng nhiều món càng tốt để bé thích ứng dần với đa dạng món và hạn chế tính kén ăn khi lớn lên.

Không cho dầu mỡ vào thức ăn dặm của trẻ

5 thói quen dinh dưỡng khiến trẻ bị thấp còi

Nhiều mẹ sợ hệ tiêu hóa của trẻ non kém, hoặc con sẽ béo phì nên không cho dầu mỡ vào bột, cháo của trẻ. Nhưng thực tế, chất béo từ dầu mỡ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển về thể chất lẫn trí não của trẻ trong thời kỳ ăn dặm. Với chế độ ăn thiếu dầu mỡ sẽ khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, thiếu hụt năng lượng, khó hấp thụ vitamin A, D dẫn đến chậm lớn, còi xương. Cho nên, vào mỗi bữa ăn dặm của trẻ mẹ nên cho vào chén bột/cháo từ 1 – 2 muỗng café dầu ăn là tiêu chuẩn đủ cho nhu cầu phát triển của trẻ. 

Babymart.vn/Tổng hợp

Bình luận