Dấu hiệu nhận biết trẻ sẵn sàng tập ăn dặm dưới đây sẽ giúp mẹ có thể đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của con. Ăn dặm là một giai đoạn đánh dấu sự phát triển rất quan trọng đối với trẻ, sữa mẹ không còn đủ khả năng đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của bé. Do vậy lúc này mẹ cần bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng hơn thông qua những bữa ăn dặm để nuôi dưỡng cơ thể bé khỏe mạnh, tránh bệnh tật, còi xương, chậm phát triển.
Theo lời khuyên của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mẹ nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Tuy nhiên trở từ tháng thứ 6 trở đi, mẹ sẽ bắt đầu cho trẻ tập ăn dặm. Vì ở giai đoạn này, sữa mẹ không còn đủ khả năng đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ, hệ tiêu hóa đã có sự phát triển mới cần được hấp thu những loại thức ăn phức tạp, đặc hơn sữa mẹ. Bởi sữa mẹ chỉ có thể cung cấp khoảng 450 kcal/ngày trong khi đó vào giai đoạn này trẻ cần đến 700 kcal/ngày mới có thể đáo ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể. Do vậy, bắt đầu từ tháng thứ 6 trở đi, mẹ nên bắt đầu cho bé tập ăn dặm và kết thúc vào tháng thứ 24.
Mẹ nên nhớ rằng, đừng nên cho bé ăn dặm quá sớm vì ở giai đoạn dưới 6 tháng tuổi hệ tiêu hóa của trẻ chỉ tiếp thu được những thức ăn lỏng như sữa mẹ. Nhưng những loại thức ăn bổ sung mà được chế biến lỏng như sữa mẹ thì giá trị dinh dưỡng sẽ thấp hơn sữa mẹ rất nhiều, không thể đảm bảo cho sự phát triển bình thường của trẻ. Trái lại, nếu cho trẻ ăn dặm muộn sẽ khiến cho chúng bị thiếu chất dinh dưỡng, còi xương, suy giảm sức đề kháng, miễn dịch kém, chậm lớn, kém thông minh và dễ mắc bệnh.
Khi bắt đầu cho trẻ tập ăn dặm, những loại thức ăn của bé đều được nghiền thành bột nhuyễn, sau đó chế biến ở dạng loãng hoặc sền sệt (đặc hơn sữa mẹ). Thực phẩm dinh dưỡng cho trẻ bắt đầu ăn dặm, mẹ phải luôn đảm bảo cung cấp đủ cho trẻ 4 dưỡng chất chính là vitamin E, đạm, chất xơ, và béo. Ở giai đoạn tập ăn trở về sau, chất béo cũng đóng vai trò rất quan trọng cho sự phát triển hoàn thiện về thể chất và hỗ trợ đắc lực cho một trí não thông minh vượt trội, các loại dầu ăn chuyên dụng dành cho trẻ như dầu gấc, dầu oliu, dầu Omega Kids,… cũng nên thường xuyên thay phiên nhau cho vào thức dặm của bé.
Dấu hiện nhận biết trẻ sẵn sàng tập ăn dặm
Để có thể nhận biết con của bạn đã sẵn sàng tập ăn hay chưa, mẹ có thể dựa vào những dấu hiệu dưới đây để nhận biết:
- So với thời điểm mới chào đời, cân nặng của bé tăng lên gấp đôi
- Bé tự biết giữ thẳng đầu của mình
- Thấy người khác ăn, bé nhìn “đắm đuối” và miệng cũng cử động nhai
- Bé có thể tự ngồi cho mẹ đút đồ ăn một cách dễ dàng
- Biết ngoảnh đầu đi nơi khác khi thấy món ăn không thích, điều này giúp mẹ dễ dàng “bắt nhịp” khẩu vị của bé
- Lưỡi bé không còn phản xạ lừa thức ăn lạ (lúc nhỏ, trẻ không tiếp nhận bất kỳ vật lạ nào vào miệng trừ núm vú)
Babymart.vn/Tổng hợp