Tim đập nhanh hơn 15 nhịp mỗi phút
Trước khi mangt thai, nhịp tim của phụ nữ trung bình khoảng 70 nhịp mỗi phút. Đến tuần 12 thai kỳ, trái tim của mẹ sẽ đập nhanh hơn, khoảng 80-90 nhịp mỗi phút. Vì sao? Bởi khi mang thai, cơ thể mẹ đang taọ ra nhiều máu hơn để cung cấp cho thai nhi phát triển vì vậy trái tim cũng bận rộn hơn.
Hít – thở nhiều hơn
Khối lượng khí mà mẹ hít vào – thở ra trong thai kỳ cũng nhiều hơn bình thường. Theo thống kê, trong 3 tháng đầu của thai kỳ, lượng không khí mẹ hít vào sẽ tăng lên 50% so với bình thường.
Một cơ quan mới phát triển
Đó chính là nhau thai. Khi có sự xuất hiện của em bé, nhau thai cũng hình thành và phát triển để cung cấp oxy, dưỡng chất đến thai nhi. Thông thường, nhau thai có cân nặng khoảng nửa kg, thuộc cơ quan nội tiết và gắn liền với sự phát triển của thai nhi.
Sự xuất hiện của hormone mới
Đó là hormone hCG. Hormone sẽ gây ra nhiều thay đổi trong thai kỳ, đặc biệt là 3 tháng đầu khiến mẹ thường xuyên cảm giác mệt mỏi, ốm nghén.
Đi tiểu thường xuyên
Sự xuất hiện của hormone hCG cũng là nguyên nhân khiến mẹ bầu thường xuyên đi tiểu khi mới mang thai. Tình trạng này sẽ kéo dài suốt thai kỳ.
Nhiệt độ cơ thể tăng
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, nhiệt độ cơ thể trung bình của thai phụ thường tăng khoảng 0,4 độ C, vì những thay đổi bất ngờ của cơ thể do nội tiết tố gây ra.
Hormore progesterone tăng 16 lần
Thuộc loại một trong những hocmon quan trọng nhất của thai kỳ chính là progesterone, nó khiến cho mẹ bầu bị ốm nghén, hay mệt mỏi. Progesterone sẽ liên tục tăng trong suốt quá trình mang thai nhưng mức độ cao nhất là 3 tháng đầu.
Túi mật phát triển
Do lượng kích thích tố progesterone gia tăng trong cơ thể nên túi mật của thai phụ sẽ lớn hơn rất nhiều, hoạt động chậm chạp sẽ làm cho mẹ bầu có nguy cơ bị sỏi mật, táo bón.
Theo Khampha