Phát triển các giác quan của trẻ từ 11 đến 12 tháng

Phát triển các giác quan của trẻ từ 11 đến 12 tháng với những mức hỗ trợ hợp lý tương ứng độ tuổi sẽ thúc đẩy bé phát triển rất nhanh và ngày càng hoàn thiện hơn. Phụ huynh chỉ cần tập cho trẻ làm quen với những món đồ chơi đơn giản thú vị, tranh ảnh, con số, chữ cái cơ bản, hay những môn thể thao như ném bóng, đu xà,... không chỉ phát triển các giác quan mà bé còn thu hoạch được rất nhiều kiến thức bổ ích.
Thị giác
Để thị giác bé nhanh chóng phát triển, phụ huynh nên cho bé sớm làm quen với sách, tập truyện có nhiều hình ảnh bắt mắt, nhiều màu sắc,... sẽ kích thích khả năng quan sát, phân biệt màu sắc. Hằng ngày nên dành thời gian đưa bé đi dạo giới thiệu đến bé những con vật, phương tiện, cửa hàng,... xung quanh. Hoặc cũng có thể giấu đồ chơi của bé ở đâu đó để bé tự tìm kiếm. Đây là những phương pháp rất tự nhiên nhưng đầy thú vị giúp thị giác của trẻ phát triển lên một tầm cao mới.
Xúc giác
Để giúp trẻ phát huy xúc giác, mẹ hãy để bé tự nhặt lấy những món đồ chơi vật dụng nhỏ, nhẹ để lực cầm, nắm và cảm nhận của bé sẽ tự nhiên phát triển. 
Thính giác
Từ độ tuổi từ 11 - 12 tháng tuổi, mặt dù chưa thể nói được nhiều những bé vẫn có thể nghe và hiểu được những câu hỏi đơn giản, hoặc phân biệt tiếng kêu của các loại động vật như gà, chó, vịt,... Do vậy mẹ có thể tập cho bé nhận biết con vật qua cách nghe tiếng kêu, hỏi những câu hỏi đơn giản về các bộ phận trên có thể để bé dùng tay chỉ như: "Đâu con ở đâu", "Tay con ở đâu?", "Chân con ở đâu", ... hoặc những câu hỏi về người thân quanh bé.

Bên cạnh đó mẹ cũng có thể cho bé nghe nhạc thiếu nhi hoặc món đồ chơi phát ra âm thanh vui tai để khả năng nghe của bé thêm nhạy bén hơn.
Vân động
Để khả năng vân động của trẻ phát triển, phụ huynh nên sớm cho bé tiếp xúc với các môn thể dục thể thao phù hợp với lứa tuổi như bơi lội, đu xà, tập đi, ném bỏng,... Với những trò vận động này sẽ giúp cho hệ xương của bé phát triển linh hoạt và cứng cáp hơn.
Tri thức
Trong quá trình phát triển các giác như thị giác, thính giác, xúc giác,... thì cũng phần nào thúc đẩy trí não của bé phát triển, hiều biết được những điều đơn giản đang xảy ra trước mắt mình. Ví dụ: Mẹ đưa cho bé quan sát một chiếc khăn tay, sau đó buộc một món đồ chơi vào chiếc khăn tay rồi đem giầu kín vào một nơi nào đó nhưng để lộ chiếc khăn tay. Từ đó, bé có thể tự suy luận, biết được chiếc khăn tay ở đâu nghĩa là đồ chơi ở đó. 
Bên cạnh đó phụ huynh có thể dạy bé nhiều thói sống tốt qua hình thức bắt chướt như đánh răng vào mỗi buối sáng thức dậy và trước khi đi ngủ, tập thể dục tốt cho sức khỏe, rửa tay trước khi ăn,... Ngoài ra, mẹ cũng có thế dạy cho bé biết về đời sống và món ăn của những con vật bé yêu thích,...
Ngôn ngữ và chữ
Giai đoạn này là thời điểm rất quan trọng giúp bé phát triển ngôn ngữ và học chữ. Giai đoạn tập nói, mẹ có thể dạy trẻ nói theo từng tiếng 1 như gọi ông, bà, ba, mẹ,... hay gọi tên của những chữ cái cơ bản A, B, C,...đồng thời chỉ cho bé biết hình dáng của những chữ cái thông qua các món đồ chơi để bé ghi nhớ lâu và học tập một cách không nhàm chán. Khi bé có thể nói thành thạo, mẹ nên mua nhiều món đồ chơi lắp ghép và đánh vần chữ cái để bé vừa chơi vừa học đầy hứng thú và nâng tầm vốn từ vựng theo từng cấp độ tiếp thu của trẻ, tạo nền móng vững chắc trước khi bé bắt đầu đi học.
Babymart.vn/Tổng hợp

Bình luận