Chăm sóc sức khỏe sau khi sinh cho mẹ không chỉ về mặt thể chất mà tinh thần cũng đáng bận tâm. Sau khi sinh, mẹ sẽ phải đối mặt với nhiều cơn đau do vết thương chưa lành, thay đổi nội tiết, tinh thần trở nên khó chịu, hay cáu gắt nếu không nhận được sự chăm sóc tốt dễ dẫn đến chứng trầm cảm. Do vậy, chồng và người thân cần phải động viên tinh thần và đảm bảo chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi đầy đủ để thai phụ sớm hồi phục trở lại.
Sự co hồi của dạ con: Trong thai kỳ, dạ con to ra rất nhiều, nhưng sẽ nhanh chóng co lại dưới rốn khoảng 5cm sau khi sinh khoảng một tuần. Trong vòng 2 tuần, dạ con dần dần co lại và trở về vị trí ban đầu (ở giữa khung chậu). Lúc này không thể sờ thấy dạ con từ bên ngoài.
Sự thay đổi của sản dịch: Sau khi sinh, sản dịch sẽ chảy ra theo đường âm đạo. Phần lớn sản dịch là máu của niêm mạc tử cung chảy ra từ chỗ nhau bong và dịch nhầy ở cổ tử cung tiết ra. Qua việc theo dõi sản dịch, ta có thể xác định được tố độ co hồi của dạ con. Từ 3-4 ngày sau sinh, dạ con chưa co hồi tốt nên sản dịch sẽ ra nhiều và có màu đỏ máu. Những ngày sau đó, sản dịch sẽ ra ít và chuyển sang màu nâu sẫm rồi chuyển dần sang màu kem. Không có gì bất thường, khi dạ con đã trở lại trạng thái bình thường sẽ không còn sản dịch nữa. Sau khi sinh, bạn nhất thíet phải thay băng vệ sinh thường xuyên và giữ vệ sinh sạch sẽ.
Thay đổi trọng lượng cơ thể: Thường sau khi sinh, trọng lượng cơ thể chỉ giảm khoảng 6kg so với trước khi sinh, và giảm dần về trọng lượng cũ sau 1-2 tháng. Nói chung cơ thể của bạn vẫn có thể nặng hơn thời điểm trước khi mang thai vì lớp mỡ tích tụ nhiều ở bầu vú và các bộ phận khác.
Kinh nguyệt sau sinh và biện pháp phòng tránh thai: Việc bắt đầu có kinh trở lại sau khi sinh phụ thuộc vào sức khoẻ và cơ địa của từng người. Một số người có kinh trở lại khoảng 1-2 tháng sau khi sinh. Có người khoảng 1 năm sau mới có kinh trở lại (khoảng thời gian cho con bú). Thông thường người mẹ sẽ có kinh trở lại sau khoảng từ 3-6 tháng. Như chúng ta đã biết, có kinh là hiện tượng bong niêm mạc dạ con có tính chất chu kỳ mà mọi phụ nữ đều có khi không mang thai. Sau khi sinh con, nếu bạn không sử dụng các biện pháp tránh thai thì có thể sẽ lại có thai dù chưa xuất hiện kinh nguyệt trở lại. Bạn nên nghỉ ít nhất 3 năm rồi sinh con tiếp (nếu muốn) để đảm bảo sức khoẻ. Có rất nhiều biện pháp tránh thai, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ, thông thường nhất là bao cao su. Đặt vòng cũng là biện pháp ngừa thai đạt hiệu quả 95% và đảm bảo sử dụng được từ 6 đến 8 năm. Uống thuốc tránh thai cũng rất tốt và có thể giúp điều hòa kinh nguyệt.
Có biểu hiện cáu bẳn: Sau khi sinh, do sự thay đổi của lượng hooc-môn làm cho một số bà mẹ rất dễ cáu bẳn, trầm cảm hay buồn phiền một cách vô cớ. Triệu chứng trên gọi là trầm cảm sau sinh.
Người mắc những chứng bệnh trên thường là người có tinh thần trách nhiệm cao hoặc là người rất nghiêm túc trong công việc.
Nguồn sữa thay đổi: Sau khi sinh khoảng từ 1 - 2 bầu vú của mẹ sẽ tiết ra dòng sữa non (màu vàng). Loại sữa này chứa nhiều chất kháng thể và đạm nên có giá trị dinh dưỡng rất cao, tốt cho sự phát triển của trẻ sơ sinh. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ được bú dòng sữa non của mẹ sẽ có sức đề kháng tốt hơn, vì vậy mẹ cần cho trẻ bú ngay sau khi chào đời. Đôi khi trong lúc cho con bú, mẹ lại có cảm giác đau dạ con giống như lúc gần sinh. Đây chính là lúc dạ con đang co lại do sự tác động của mộ loại hocmon trong khi cho trẻ bú. Dạ con sẽ co nhanh hơn nếu cho trẻ bú sớm.
Babymart.vn/Tổng hợp