Warfarin là chất gây quái thai. Warfarin có nguồn gốc liên quan vitamin K. Có 1 số báo cáo các sản phụ có dùng thuốc này sinh con bị tật thiểu sản sụn mũi và có các dị tật thần kinh. Dùng thuốc này trong tam cá nguyệt 2 và 3 có thể sinh con chậm phát triển tâm thần, teo thần kinh thị giác, não nhỏ.
Heparin không qua nhau, do đó Heparin không phải là chất gây quái thai.
- Các thuốc an thần (thuốc chống co giật).
+ Trimethadione (Tridione) và paramethadione (Paradione) chắc chắn gây dị tật. Triệu chứng chính của trẻ bị nhiễm trimethadione là chậm phát triển, lông mày chữ V, tai đóng thấp, sứt môi có thể kèm nứt vòm họng.
+ Phenytoin (Dilantin) là chất gây dị tật. Hội chứng thai bị phenytoin gồm các tật sau: chậm phát triển trước sinh, đầu nhỏ, thiểu năng tinh thần, rãnh xương trán ụ lên, có nếp quạt trong, sụp mi mắt, sống mũi tẹt, thiểu sản móng tay và đốt xa, thoát vị bẹn.
+ Phenobarbital là thuốc chống co giật dùng cho phụ nữ có thai tương đối an toàn.
- Thuốc chống nôn: Bendectin: Còn nhiều tranh cãi, đặc biệt qua báo chí.
Các nhà phôi thai học cho rằng Bendectin (Doxylamine) không phải là chất gây dị tật cho người, bởi qua nghiên cứu dùng thuốc cho sản phụ không thấy trẻ sinh ra bị dị tật. Ngoài ra cũng không thấy thuốc đã gây dị tật trên loài vật.
- Thuốc chống ung thư: Các hóa chất trị ung thư có tính gây dị tật cao. Điều này không có gì ngạc nhiên do bởi các chất này ức chế sự phân chia tế bào. Dùng các thuốc gốc a. folic thường làm chết thai, 20-30% thai sống được thì thường có dị tật nặng.
+ Busulfan và 6-mercaptopurine dùng luân phiên có thể gây đa dị tật nặng, song dùng riêng từng loại thì không thấy gây dị tật.
+ Aminopterin là chất gây dị tật rất nguy hiểm cho thai, đặc biệt cho hệ thần kinh trung ương.
+ Corticosteroid: Dùng corticosteroid ở chuột và thỏ cho sanh con có tật nứt vòm họng và tim bẩm sinh. Tuy nhiên ở người vẫn chưa có kết luận chính thức là crotisteroid gây ra nứt vòm họng hoặc các dị tật khác.
- Bệnh tiểu đường: Mẹ bị tiểu đường có thể sanh con bị chết chu sanh, chết tuổi sơ sinh, hoặc sanh con có trọng lượng to nặng bất thường. Theo 1 số tác giả, những dị tật ở khung xương chậu và chi dưới có tỉ lệ cao ở trẻ có mẹ tiểu đường gấp 3 lần trẻ có mẹ bình thường. Có tác giả ghi nhận tật thiếu các đốt sống thắt lưng và tật của cơ và xương chi dưới liên quan mẹ bệnh tiểu đường. Insulin và các thuốc hạ đường máu. Nói chung các thuốc điều trị tiểu đường không được xem như chất gây quái thai.
- LSD (Lysergic Acid Diethylamide): Có khả năng gây dị tật và không nên dùng khi có thai.
- Cần sa: Chưa có đủ bằng chứng cho thấy cần sa có tính gây dị tật. Tuy vậy, có 1 vài trường hợp dùng cần sa sinh con bị chậm tăng trưởng trước sanh và thiểu năng tinh thần.
- Retinoic Acid (Vitamin A): Thuốc này đã được khẳng định gây dị tật trên thú vật. Năm 1986, Rosa đã xác định tính gây quái thai của thuốc này. Isotretinoin (ITR) dùng điều trị mụn, là 1 chất gây dị tật nhẹ. Thời điểm dễ gây dị tật là từ tuần thứ 2 đến tuần thứ 5. Các dị tật chính là dị dạng sọ-mặt, nứt vòm họng có thể kèm thiểu sản tuyến ức, dị dạng ống thần kinh. Vitamin A cần cho dinh dưỡng nhưng không nên dùng liều cao trong thời gian dài.
- Salicylate: Aspirin có ảnh hưởng đến thai nếu dùng liều cao (Corby, 1978). Các chai thuốc Aspirine được in trên bao bì cho dùng khi có thai chỉ có nghĩa là nên dùng aspirin với liều thông thường.
- Các thuốc liên quan tuyến giáp:
+ Iode potassium có trong các thuốc ho và iode phóng xạ dùng liều cao có thể gây bướu giáp bẩm sinh. Iode đi qua nhau và ảnh hưởng đến việc tổng hợp thyroxin, làm to tuyến giáp và gây đần độn.
+ Không nên dùng thuốc Povidone-iodine dạng xịt hay dạng kem vì thuốc có thể ngấm qua niêm mạc âm đạo.
+ Propylthiouracil có ảnh hưởng đến việc tổng hợp thyroxin cho thai và có thể gây ra bướu giáp. Dùng các thuốc kháng giáp điều trị cho mẹ có thể gây dị tật cho con nếu dùng quá liều cần thiết. Mẹ thiếu iodine sinh con bị đần độn.
+ Diazepam là loại thuốc dễ gây nứt vòm họng và sứt môi (Golbus, 1980).Do vậy khuyến cáo phụ nữ mang thai không nên dùng diazepam, đặc biệt là từ ngày 15 đến ngày 60 của thai kỳ.