Cách chăm sóc và điều trị cho trẻ bị thủy đậu các mẹ cần biết để giúp bé nhanh lành bệnh và hết sẹo. Mặc dù thủy đậu là một căn bệnh lành tính, nhưng nếu không chăm sóc và điều trị đúng cách thì không những lâu khỏi mà còn phát sinh ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Ngược lại, thủy đậu sẽ dần khỏi khoảng 7 – 10 ngày và những vết sẹo sẽ mờ dần theo thời gian nếu được chăm sóc, điều trị đúng cách.
Nguyên nhân gây bệnh
Lý do khiến trẻ mắc bệnh thủy đậu là do sự lây lan, phát tán của những con virus Varicella zoster trong không khí thông qua tiếp xúc, nói chuyện,…với người đã mắc bệnh. Khi virus Varicella zoster từ người bệnh xâm nhập vào cơ thể trẻ sẽ lây lan và từ từ phát bệnh trong vòng 1 -2 tuần.
Cách ly trẻ
Khi phát hiện trẻ bị bệnh thủy đậu, mẹ cần cách ly trẻ, tránh cho bé tiếp xúc người khác để tránh lây lan. Không những thế, các đồ dùng cá nhân của trẻ như khăn mặt, bát đũa, bàn chải đánh răng,… đều phải dùng riêng.
Cách chăm sóc và vệ sinh cho trẻ
- Do nốt thủy đậu bọng nước mọc trên cơ thể sẽ khiến trẻ có cảm giác ngứa ngáy khó chịu và thường gãi. Gãi sẽ vô cùng nguy hiểm của căn bệnh này cần phụ huynh ngăn chặn đừng cho bé gãi. Bởi hành động này sẽ tác động đến các nốt đỏ làm trầy xước, vỡ nốt dịch chảy lây lan khắp cơ thể, dễ gây nhiễm trùng và để lại sẹo khó trị. Nguy hiểm hơn, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào máu gây viêm màng não hoặc nhiễm khuẩn huyết,… thậm chí dẫn đến tử vong.
- Giữ vệ sinh cho da trẻ luôn sạch sẽ, cắt móng tay ngắn và bao tay kỹ lưỡng để trẻ không gãi, va chạm mạnh vào da
- Nếu những nốt thủy đậu bị vỡ, mẹ hãy sử dụng thuốc xanh methylen bôi để làm se, khô nốt bị vỡ, tránh đừng nên bôi thuốc đỏ, mỡ penicillin hoặc mỡ tetracyclin
- Trẻ mắc bệnh thủy đậu vẫn có thể tiếp xúc với nước hoặc ra gió nên mẹ yên tâm vệ sinh da cho trẻ thật sạch sẽ để tránh nhiễm khuẩn. Sử dụng khăn mềm thấm nước ấm lau người trẻ thật nhẹ nhàng, tránh đừng để nốt thủy đậu bị vỡ. Sau đó, dùng khăn xô lau lại người trẻ lần nữa cho khô trước khi mặc quần áo.
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ thật đầy đủ thông qua những thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như súp, cháo,… Tăng cường bổ sung nước, ăn nhiều hoa quả để bổ sung vitamin và khoáng chất giúp tăng sức đề kháng.
- Trong quá trình chăm sóc, phụ huynh hãy thường xuyên theo dõi tình trạng bệnh của trẻ. Nếu trẻ có biểu hiện nhức đầu, sốt, đau họng, nổi hồng ban, nốt đỏ bọng nước xuất hiện dày khắp cơ thể thì phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ đi gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Babymart.vn/Tổng hợp