Cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng cách nhất sẽ giúp bé hấp thụ hiệu quả lượng vitamin D tự nhiên cho xương chắc khỏe, nâng cao sức đề kháng chống lại bệnh tật. Trẻ sơ sinh 10 ngày tuổi nên được mẹ cho tắm nắng, tuy nhiên không phải tắm nắng cho bé sao cũng được mà cần tuân thủ theo những nguyên tắc đúng đắn. Nếu làm sai những nguyên tắc này, tắm nắng có thể gây phản tác dụng khiến bé bị bệnh và tổn thương da.
Như các mẹ đều biết, tắm nắng nắm vai trò quan trọng như thế nào đến sự phát triển của trẻ sơ sinh. Bởi đây là phương pháp dùng ánh sáng mặt trời tự nhiên của buổi sớm mai trực tiếp tiếp xúc lên da của bé để tổng hợp vitamin D giúp xương phát triển chắc khỏe, phòng chống bệnh còi xương.
Vitamin D đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy hệ xương phát triển, giúp niêm mạc ruột tăng khả năng hấp thụ Phospho và Canxi. Trong cơ thể bé sẽ có 80% vitamin D được tổng hợp từ ánh nắng mặt trời và 20% là từ sữa mẹ cùng các loại thực phẩm dinh dưỡng (bơ, trứng, dầu ăn, thịt, cá hồi,...)
Nếu thiếu vitamin D sẽ khiến cho việc hấp thụ Canxi của trẻ bị giảm xúc, kéo theo Canxi trong máu giảm dẫn đến trình trạng còi xương, xương bị biến dạng. Đối với trẻ có xuất hiện những triệu chứng như chậm đóng khớp, khóc đêm, hay giật mình trong lúc ngủ, đổ mồ hôi trộm, chậm biết ngồi, mọc răng và biết đi, hoặc trẻ sinh đôi, sinh ba, sinh non,... sẽ xảy ra tình trạng thiếu hụt vitamin D rất nghiêm trọng dễ dẫn đến còi xương, suy dinh dưỡng. Ngay cả những trẻ bụ bẫm mà bị thiếu hụt vitamin D cũng kiến cho não bé kém phát triển, lù đù, không hoạt bát,... Theo thông số thống kê, trẻ ở độ tuổi từ 6 - 18 tháng rất thường hay bị thiếu hụt vitamin D.
Nguyên nhân gây thiếu hụt vitamin D ở trẻ
Nguyên nhân khiến trẻ bị thiếu hụt vitamin D phần lớn là do những tập quán kiêng cử sai lầm của mẹ trong quá trình mang thai như hạn chế ra nắng, gió, nằm buồn kín, tối không cho bản thân cơ hội tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Không những thế, sau khi sinh mẹ tiếp tục kiêng các loại hải sản như cá, của tôm,... vì sợ tanh, không tốt cho dạ dày. Mẹ đâu biết rằng, những kiêng cử này lại chính là thủ phạm khiến cho sữa mẹ mất mất đi một lượng lớn vitamin D cung cấp cho trẻ.
Bên cạnh đó, không cho trẻ sơ sinh tắm nắng hoặc quy trình tắm nắng không đúng cách cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị thiếu hụt vitamin D.
Phương pháp tắm nắng đúng cách cho trẻ
Sau 10 ngày kể từ khi trẻ chào đời, đây là thời điểm thích hợp chơ trẻ tắm nắng. Khi tắm nắng, mẹ chỉ nên cho trẻ bắt đầu vào mỗi buổi sáng vào lúc 6h - 8h (mùa hè) hoặc 4h - 5h chiều, 7h - 9h (mùa đông), tuyệt đối không nên tắm nắng cho trẻ ngoài khoảng thời gian đó. Tắm nắng cho trẻ vào buổi sáng sẽ thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể bé nhờ sự phối hợp của tia cực tím và hồng ngoại. Nắng buổi chiều, tia cực tím chứa nhiều thành phần X- quang giúp cơ thể bé hập thụ phospho và canxi ch xương phát triển chắc khỏe. Trong mùa lạnh, vì buổi sáng khá lạnh dễ gây cho trẻ các bệnh về đường hô hấp vì vậy tốt nhất nên tắm nắng cho trẻ vào buổi chiều.
Chọn nơi sạch sẽ, thoáng và nhiều ánh nắng mặt trời để da bé được trực tiếp đoán nhận ánh nắng. Trong khi tắm tốt nhất nên cởi hết quần áo của bé đối với thời tiết ấm áp để ánh nắng được trực tiếp thẩm thấu qua da, nếu sợ lạnh mẹ có thể mặt quần áo mỏng cho bé, xoay trở mọi tư thế để toàn bộ cơ thể bé được tiếp nhận ánh nắng, có gắng không cho ánh nắng lọt vào mắt bé.
Thời gian tắm nắng cho bé phải đều đặn 10 - 30 phút mỗi ngày. Trong lúc tắm cùng con, mẹ có thể trao cho bé những cử chỉ yêu thương như ôm ấp, đùa giởn để tăng thêm sự hứng thú cho bé.
Những lưu ý khi tắm nắng cho trẻ
- Trong khi tắm không nên để ánh nắng chiều vào mắt, đầu và mặt bé
- Cầm kỵ tắm nắng đối với những trẻ đang mắc bệnh nội tiết, cấp tính như herpes, eczema, basedow hoặc đang dùng nhóm kháng sinh Quinolon
- Sau khi tắm, mẹ nhanh chóng dùng khăn mềm lau khô mồ hồi và bổ sung nước kịp thời cho bé. Ở mùa hè, tốt hơn hết mẹ nến tắm cho trẻ sau khi tắm nắng.
- Không nên tắm nắng cho trẻ qua cửa kinh sẽ không có tác dụng vì ánh nắng không được tiếp xúc trực tiếp với da của bé.
Babymart/Tổng hợp