Vận động là một trong những kỹ năng quan trọng trong quá trình phát triển của bé. Nhất là trong giai đoạn khởi đầu lật lẫy. Nhưng có rất nhiều những sai lầm vô tình của mẹ khiến bé chậm lật lẫy. Lựa chọn tã quần để bé thoải mái vận động, tự do khám phá, là một xu hướng đang được các mẹ ủng hộ nhiệt tình.
5 sai lầm cơ bản khiến bé chậm lật lẫy
Giai đoạn đầu đời được đánh giá là khoảng thời gian quan trọng để bé hình thành các kỹ năng về vận động, giao tiếp, trí thông minh và cảm xúc. Đặc biệt, trong giai đoạn lật lẫy, kỹ năng vận động được xem là một thước đo quan trọng cho sự phát triển của bé. Tuy nhiên, một vài sai lầm ít nhận thấy của cha mẹ có thể vô tình khiến bé bị chậm vận động. Hãy xem thử bạn có vướng phải những sai lầm này không và điều chỉnh ngay nhé!
1. Quấn bé trong khăn quá thường xuyên: Khi bé mới sinh, mẹ thường quấn khăn quanh người bé để ủ ấm. Tuy nhiên, việc quấn bé trong khăn quá thường xuyên sẽ khiến bé khó cử động và lâu dần sẽ trở nên lười vận động. Đặc biệt khi bé lớn hơn, bắt đầu tập lật lẫy, tốt nhất mẹ chỉ nên quấn bé trong khăn khi ngủ để giúp giữ ấm và đảm bảo bé có giấc ngủ ngon, ít giật mình. Khi bé thức, mẹ hãy tháo khăn cuốn và để bé thoải mái cử động tay chân nhé.
2. Cho bé nằm sai cách: Tư thế nằm đúng của bé là nằm ngửa hoặc nằm nghiêng. Ở hai tư thế này, cơ của bé luôn trong tình trạng thoải mái nhất và lưu lượng máu được lưu thông dễ dàng. Các nội cơ quan như tim, dạ dày cũng không phải chịu sự chèn ép hay gặp áp lực. Trong khi đó, nằm sấp khiến cơ của trẻ dễ bị mỏi, từ đó cản trở khả năng vận động của bé
3. Cho bé tập lật lẫy trên nệm quá mềm: Việc lật lẫy trên nệm quá mềm, dễ lún sẽ khiến bé khó học cách giữ thăng bằng cơ thể. Tốt nhất, mẹ nên trải một chiếc chăn mỏng trên mặt phẳng cứng (nệm cứng , nền nhà…) để vừa giúp bé không bị đau khi tập lật lẫy, vừa học cách giữ thăng bằng cơ thể tốt hơn.
4. Bế bé sai cách: Khi cột sống của bé vẫn còn non và yếu, mẹ không nên bế bé ở tư thế ngồi vì sẽ tạo áp lực lên cột sống khiến cột sống bé bị yếu hơn và giảm khả năng hỗ trợ cho các vận động sau này. Khi bé đạt đến giai đoạn lật lẫy, mẹ có thể chọn bế bé theo hướng nghiêng hoặc bế dựng thẳng đứng (bế vác). Trong giai đoạn này, đầu bé đã bước đầu giữ được theo phương thẳng nhưng cổ và các cơ ở lưng vẫn chưa phát triển hoàn thiện.
5. Làm gián đoạn vận động của bé: Một điều các mẹ hết sức lưu ý, đó là nếu bé đang vận động mà bị gián đoạn thường xuyên, sẽ làm ảnh hưởng đến cảm xúc nhạy cảm của bé. Khiến bé dễ cáu gắt. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến việc bé "lười" và "chán ghét" việc vận động, và không thích học hỏi, giao tiếp với thế giới.
Giải pháp khắc phục bé chậm lật lẫy
Những sai lầm tưởng chừng rất "vô tình" trên sẽ ảnh hưởng đến khả năng vận động của bé. Đặc biệt là giai đoạn khởi đầu vận động: giai đoạn lật lẫy của bé. Đây là cột mốc hết sức quan trọng, là tiền đề cho các vận động về sau. Nhưng đây cũng chính là giai đoạn khó khăn nhất và bé thường bị chậm vận động nhất.
Có rất nhiều những vấn đề phát sinh trong giai đoạn này, những vấn đề đơn giản mà mẹ không ngờ tới.
Ví dụ như chuyện bỉm tã cho bé – chuyện cũ nói mãi không hết. Khoảng 3-4 tháng tuổi, bé hay lật lẫy, tã dán sẽ thường xuyên bị bong đai dính và tràn. Mẹ lại bắt đầu việc thay tã hết sức khó khăn trước khả năng "chống cự" của thiên thần nhỏ. Bé rất khó chịu vì đang vận động, khám phá mà lại bị ép nằm im.
Chính vì những tác động của chiếc bỉm đến bé. Cho nên trên các diễn đàn, các trang mạng xã hội, các mẹ đua nhau đưa ra những bí quyết của mình để cải thiện tình hình. Một trong những sáng kiến gần đây nhất mà các mẹ gọi là "Bí quyết tã quần size S". Đó chính là sử dụng tã quần size S vừa khi bé bắt đầu lật lẫy.
Theo lamchame.com
Theo lamchame.com