Bí quyết bảo vệ các vấn đề về da cho trẻ sơ sinh mùa lạnh các mẹ cần lưu ý để chăm sóc tốt cho trẻ trong mùa đông lạnh này. Làn da của trẻ sơ sinh rất mong manh và nhạy cảm nên rất dễ mắc phải một số vấn đề về da trong thời tiết lạnh như khô da, hăm tã, và vảy cứt trâu. Nếu mẹ không biết cách chăm sóc đúng cách những vấn đề về da này sẽ phát triển nặng hơn khiến trẻ khó chịu, không ngủ được, nóng sốt, sụt cân. Dưới đây những bí quyết chăm sóc da cho trẻ mùa lạnh các mẹ nên biết.
Hăm tã
Vào mùa đông, thời tiết ẩm ướt, lạnh chính là điều kiện giúp cho những con vi khuẩn có cơ hội tấn công vì các mẹ thường xuyên mặc bỉm/tã cho trẻ nhằm giữ ấm. Mặc bỉm/tã thường xuyên làm ngăn chặn sự hô hấp của da bé dẫn đến bí hơi, thêm vào đó là sự kích ứng của nước tiểu, phân, tã lót ẩm ướt tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào da trẻ gây hăm, lỡ loét. Hăm tã sẽ khiến cho cơ thể bé cảm thấy ngứa ngáy, đau rát khó chịu nên thường xuyên quấy khóc, biếng ăn, ngủ không ngon.
Ngay khi phát hiện trẻ sơ sinh bị hăm tã, mẹ hãy nhanh chóng tắm rửa sạch vùng mặc tã của bé với nước ấm, nhẹ nhàng lau khô và bôi kem chống hăm cho bé. Mẹ đặc biệt chú ý nếu tình trạng hăm tã có dấu hiệu chảy mủ, lở loét nặng thì phụ huynh nhanh chóng đưa trẻ đến bác sĩ để được chữa trị kịp thời.
Để phòng hăm tã cho trẻ, mẹ không nên để bé mặc tã thường xuyên, cách 2 – 3 tiếng thay bỉm/tã mới 1 lần dù tã không bị ướt hay đại tiện. Nhanh chóng thay tã mới cho bé ngay khi phát hiện tã ướt, vệ sinh thật sạch, lau thật khô trước khi mặc tã cho trẻ.
Da khô, nứt nẻ
Da của trẻ sơ sinh chưa có khả năng tiết bã nhờn như da người lớn, vì vậy thời tiết lạnh rất dễ làm khô ráp da, môi của bé. Trường hợp nặng thì da và môi bé sẽ dẫn đến nứt nẻ, rỉ máu rất đau đớn, khó chịu và đặc biệt không thể bú. Do vậy để phòng ngừa da khô, nứt cho bé, mẹ không nên tắm trẻ sơ sinh bé mỗi ngày vào mùa lạnh, chỉ nên tắm 2 – 3 lần/tuần, dùng khăn lau vào những ngày không tắm đặc biệt giữ sạch ở vùng mặc tã và bộ phận sinh dục. Giữ ấm và thoa kem, dầu dưỡng ẩm cho da bé nhằm duy trì độ ẩm tránh khô, nứt da trẻ.
Vảy cứt trâu
Vảy cứt trâu rất thường xuất hiện trên thóp đầu ở các bé sơ sinh, bởi mẹ sợ ảnh hưởng đến thóp bé nên không dám đụng chạm hoặc vệ sinh. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho vảy cứt trâu đóng lớp ngày càng dày trên đầu bé gây mất vệ sinh, vi khuẩn dễ xâm nhập. Để trị vảy cứt trâu trên đầu trẻ, mẹ hãy sử dụng dầu thực vật bôi lên vùng da chứa vảy rồi gội sạch cho bé. Trường hợp vảy cứt trâu dày, mẹ phải dùng phương pháp này nhiều lần cho đến khi hết. Mẹ chú ý không cạy vảy cứt trâu trên đầu trẻ bằng tay hoặc chải mạnh bằng lược sẽ làm da bé bị tổn thương.
Babymart.vn/Tổng hợp