Suy nghĩ sai lầm của bố mẹ khiến trẻ giảm thông minh dường như rất ít các bậc phụ huynh nhận thấy được điều đó và luôn cho rằng quan điểm của họ là đúng. Biết rằng, mỗi bậc phụ huynh đều có những phương pháp, bí quyết dạy con riêng để nuôi dưỡng con trở thành con người thông minh tài giỏi. Tuy nhiên để hỗ trợ sự nghiệp dạy con thông minh trở nên “rực rỡ” hơn, các bậc phụ huynh nên tránh lặp lại từ tư tưởng, suy nghĩ sai lầm, có thể dẫn đến thất bại dưới đây.
Luôn yêu cầu trẻ phải sạch sẽ, ngăn nắp
Đối với những trẻ luôn bị kìm kẹp trong tư tưởng sống phải sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp sẽ không được thỏa sức khám phá những gì chúng muốn biết, bỏ lỡ những cơ hội học hỏi phát triển tư duy, óc sáng tạo. Điển hình như, trẻ sợ hư, vung vãi đồ chơi khắp nhà sẽ không bao giờ có ý định mở banh 1 chiếc xe, máy bay để khám phá xem chúng được cấu tạo từ những bộ phận gì, cơ chế hoạt động như thế nào. Hoặc, trẻ sợ bẩn sẽ không được tham gia những trò chơi thú vị, phát triển khả năng vận động, trí tưởng tượng và tư duy như nặn tượng bằng đất, vui đùa cùng bạn bè trên cát, trèo cây, đá bóng, vẽ tranh bằng tay, làm bánh cùng mẹ,…
Trẻ luôn bị kìm kẹp trong tư tưởng sống gọn gàng, ngăn nắp bị hạn chế cơ hội được học hỏi, khám phá để phát triển trí thông minh.
Vì vậy, thay vì kìm hãm trẻ trong tư tưởng sống gọn gàng, sạch sẽ, phụ huynh để chúng được thỏa thích với đam mê vui chơi, sáng tạo, phát triển trí não từ những trò chơi, bài học thực tế. Dù nhà cửa có bừa bộn, người con lấm lem thì cũng không sao, bởi những lúc như thế bé học được rất nhiều bài học bổ ích, thú vị từ thực tế, cuộc sống xung quanh hỗ trợ tốt cho sự phát triển trí thông minh, hiểu biết và nhận thức của trẻ.
Không cho trẻ tiếp xúc với thế giới bên ngoài
Vì lo lắng con sẽ bị tổn thương, gặp những chuyện không may khi ra ngoài, các bậc phụ huynh thường có xu hướng bao bọc, sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của trẻ mà không cho chúng ra khỏi nhà. Việc này không những kìm kẹp của sống tự do của trẻ mà còn khiến cho não bộ của chúng bị trì trệ, không được mở rộng học hỏi từ thế giới bên ngoài dẫn đến chứng ngại giao tiếp, sợ tiếp xúc người lạ, không có bạn bè,…
Việc để con thường xuyên tiếp xúc và chạm với cuộc sống bên ngoài xã hội, không những không làm chúng bị tổn thương mà ngược lại giúp hình thành những tư duy, suy nghĩ chín chắn, trưởng thành, sẵn sàng đối mặt và giải quyết những vấn đề khó khăn. Không những thế, bộ não của trẻ sẽ thu thập được lượng lớn kiến thức, thăng hoa trong cảm hứng sáng tạo, trau dồi bản thân khi va chạm thực tế,… tạo nền tảng cho sự phát triển thành công ở tương lai.
Qua loa bữa sáng của trẻ
Phần lớn các bậc phụ huynh ngày này đều rất bận rộn với công việc của mình và không có thời gian để chuẩn bị tươm tất cho bữa sáng của con. Vì thế, họ thường cho con ăn qua loa buổi sáng với bánh mì, xôi, cơm chiên,… mua ngoài hàng quán, và sẽ bù lại dinh dưỡng ở buổi trưa, tối. Tuy nhiên theo các chuyên gia dinh dưỡng chứng minh, bữa sáng chính là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Trẻ được ăn bữa sáng đầy đủ dinh dưỡng sẽ kích thích cho não bộ phát triển hiệu quả, tinh thần thoải mái, tăng cường trí thông minh, khả năng tập trung, kỹ năng tư duy, sáng tạo, dễ dàng đạt kết quả học tập cao.
Ép trẻ ăn quá no
Nhiều ông bố bà mẹ cho rằng, cho con ăn càng nhiều thì sẽ khỏe mạnh, nhanh lớn. Tuy nhiên quan niệm này hoặc toàn ngược với thực tế, bởi trẻ ăn quá no không chỉ có hại cho sức khỏe mà còn giảm sút trí thông minh. Theo các nhà khoa học tại Nhật Bản, ăn quá no sẽ gây cản trở sự tuần hoàn máu lên não, nguy cơ mắc bệnh cứng động mạch não, cùng những tác hại khác gây tổn thương và kìm hãm sự phát triển của não bộ. Nếu việc ăn quá no trở thành thói quen của trẻ thì rất dẫn đến nguy giảm trí nhớ, vận dụng kém và tăng nhanh quá trình lão hóa não.
Lười tâm sự với trẻ
Bố mẹ thường có suy nghĩ rằng, trẻ con chưa thể hiểu được người lớn nói gì nên thường không tâm sự với con về những chuyện cuộc sống hằng ngày. Thậm chí họ cũng không dành thời gian chơi đùa, trò chuyện với con về chuyện ở trường lớp, học hành, bạn bè, sở thích,…vì quá bận rộn. Những điều này đang khiến cho kỹ năng ngôn ngữ của trẻ bị hạn chế, ảnh hưởng tâm lý và sự phát triển của não bộ.
Hãy nhanh chóng gạt bỏ quan niệm sai lầm này, bố mẹ hãy trở nên thân thiết và kể cho con nghe tất cả những câu chuyện muốn nói, đôi khi bạn sẽ nhận được sự chia sẻ và lời khuyên có ích từ trẻ. Việc thường xuyên trò chuyện, tâm sự với con không những giúp tình cảm giữa bố mẹ và trẻ thêm gắn kết, hiểu nhau hơn mà còn kích thích nơ-ron thần kinh trong não bộ của bé hình thành liên kết, phát triển ngôn ngữ, tăng cường nhận thức, tư duy.
Babymart.vn/Tổng hợp