Phương pháp chăm sóc trẻ bị hăm tã đúng cách

Phương pháp chăm sóc trẻ bị hăm tã đúng cách khuyên các mẹ nên biết để nhanh chóng chữa lành vết hăm và bảo vệ cho bé một làn da khỏe mạnh. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường xuyên mặc tã sẽ rất khó tránh khỏi tình trạng hăm tã vì rất nhiều nguyên nhân khiến bé cảm thấy khó chịu, thậm chí có thể gây nhiễm trùng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Dưới đây là những phương pháp giúp mẹ điều trị hăm tã và bảo vệ tốt cho làn da nhạy cảm của bé tại nhà.

Hăm tã là tình trạng da trẻ bị viêm ở vùng mặc tã, xuất hiện mẩn đỏ do phát ban vì nóng ở vùng mông sau đó lan rộng dần dần xuống đùi gây đau rát, ngứa ngáy khiến trẻ rất khó chịu. Tình trạng này có thể xảy ra đối với mọi trẻ nhỏ ở độ tuổi từ sơ sinh đến 3 tuổi, phổ biến nhất là ở các bé từ 9 tháng đến 1 tuổi. 

Phương pháp chăm sóc trẻ bị hăm tã đúng cách

Nguyên nhân khiến trẻ bị hăm tã là bởi tã lót ẩm ướt lâu ma sát với da bé gây mẩn đỏ, hoặc vi khuẩn từ chất thải (nước tiểu, phân, chất tẩy mạnh, xà phòng,…) xâm nhập làm da bị kích ứng. Ngoài ra, việc mặc tã liên tục nhiều giờ trong ngày khiến da bé bị nóng, không được hô hấp với không khí bên ngoài nên dễ dẫn đến tình trạng bị hăm.

Phương pháp chăm sóc vùng da bị hăm tã đúng cách cho trẻ

Phương pháp chăm sóc trẻ bị hăm tã đúng cách

Khi bị hăm tã mẹ nên chú ý luôn để cho vùng da hăm của trẻ được thông thoáng, chỉ nên tắm rửa bé thật sạch sẽ bằng nước ấm, kết hợp với các loại sản phẩm sữa tắm dịu nhẹ chuyên biệt dành cho trẻ. Sau khi tắm xong mẹ hãy dùng khăn mềm mại lau khô cơ thể trẻ, đặc biệt chú ý lau kỹ ở các vùng có nếp gấp.  Để cho vùng da bị hăm của bé thoáng mát một chút trước khi mặc tã. Mẹ tuyệt đối không nên sử dụng cồn hoặc chất propylene glycol lau vào vùng da bị hăm tã của bé vì dễ dẫn đến tình trạng bị bỏng và lây lan sang vùng da khác.

Đối với những bé đang dùng tã vải thì mẹ nên tránh sử dụng bột giặt hoặc nước xả có chất tẩy mạnh mà chỉ nên dùng nước giặt, xả dành riêng cho trẻ, phơi thật khô trước khi cho bé mặc. Đối với trẻ dùng bỉm giấy thì mẹ nên chọn bỉm mềm mịn, có độ thấm hút tốt, khoảng 2 – 3 tiếng thay 1 lần và thay ngay khi thấy tã ướt. Dù dùng tã giấy hay tã vải mẹ cũng nên để cho vết hăm của bé có thời gian được hít thở với không khí bên ngoài, không nên liên tục mặc bỉm/tã cho bé trong nhiều giờ liền. Thường xuyên tạo điều kiện cho vùng da bị hăm được hô hấp với không khí bên ngoài sẽ rất nhanh khỏi.

Trong trường hợp trẻ bị hăm tã kéo dài hơn 7 ngày, vết hăm trở nên nặng hơn và lây lan rộng kèm theo tiêu chảy, sốt thì tốt nhất mẹ nên đưa bé đi gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Phòng hăm tã cho trẻ

- Để ngăn ngừa tình trạng hăm tã cho bé, mẹ cho chọn bỉm/tã mềm mại, thấm hút nhanh đặc biệt không dùng tã ẩm mốc. 

- Trước khi thay bỉm/tã cho trẻ, mẹ nên vệ sinh vùng mặc tã thật sạch sẽ và lau khô, chú ý ở những nếp gấp. 

- Cứ 3 tiếng đồng hồ thì mẹ nên thay tã mới cho trẻ để tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, bí hơi.

- Ngay khi thấy tã của bé ướt thì mẹ phải nhanh chóng vệ sinh và thay tã mới.

- Hạn chế cho bé mặc tã vào ban ngày.

Babymart.vn/Tổng hợp

Bình luận