4 bí quyết dạy trẻ chân thành khi nói lời xin lỗi bố mẹ cần nắm để giúp con có thái độ tích cực hơn trong việc nhận lỗi đối với bạn bè, anh chị em,… Mỗi khi trẻ có xung đột, gây gỗ với nhau, các bậc phụ huynh chỉ muốn chúng sớm giảng hòa với nhau bằng cách ép buộc con phải nói lời xin lỗi. Tuy nhiên, thái độ xin lỗi đối phương của bé chỉ là miễn cưỡng và hoàn toàn không phục vì không hề nhận ra bản thân bé sai ở đâu.
Việc chấp nhận nói lời xin lỗi một cách miễn cưỡng có sự can thiệp của phụ huynh thật sự cũng không thể cứu vãn mối quan hệ giữa các bé. Vì vậy để trẻ chân thành hơn trong thái độ nhận lỗi với bạn bè, anh chị em nhằm cải thiện mối quan hệ, phụ huynh hãy dạy trẻ những cách sau:
Đường ép con xin lỗi mà hãy giúp trẻ giao tiếp với nhau
Để giải cứu cho cuộc xung đột của trẻ, mẹ đừng vội yêu cầu bé nào xin lỗi bé nào mà hãy yêu cầu từng bé kể lại sự việc gây nên cuộc mâu thuẫn. Sau khi hiểu được sự việc, bạn hãy phân tích, chỉ ra lỗi đúng sai của bé. Điều này sẽ giúp trẻ lắng nghe nhau và được phân xử một cách công bằng, lúc ấy bé nào có lỗi sẽ tự biết xin lỗi đối phương bằng cách riêng của chúng. Cách này chẳng những giúp các bé hàn gắn lại mối quan hệ mà còn giúp chúng trở nên hiểu nhau hơn.
Đợi cơn giận của trẻ lắng xuống
Phụ huynh nên giúp con nhận lỗi sau khi chúng đã nguôi cơn giận
Sau khi trẻ kết thúc cuộc xung đột với bạn hoặc em, chắn hẳn trẻ vẫn còn rất giận và càng không thấy lỗi sai của mình. Do vậy, phụ huynh hãy đợi cho trẻ nguôi cơn giận rồi gợi ý nhắc lại câu chuyện lỗi lầm của bé. Lúc này, mọi sự phân tích của bạn trẻ đều có thể tiếp thu hết và nhận ra lỗi lầm của mình một cách tự giác nhất. Do thế, bạn có thể gợi ý trẻ xin lỗi người mà chúng gây lỗi với một thái độ chân thành.
Gợi ý cho trẻ cách xin lỗi mà không cần phải nói lời xin lỗi
Chia bánh cho bạn phần nhiều sau xung đột cũng là cách xin lỗi chân thành thay cho lời xin lỗi
Khi trẻ nhận ra lỗi lầm của mình nhưng lại ngại khi phải trực tiếp nói lời xin lỗi với đối phương, phụ huynh hãy gợi ý cho con những cách xin lỗi chân thành thay cho lời nói. Bạn có thể yêu cầu bé viết thư, thiệp để bày tỏ lời xin lỗi, hoặc tặng bạn/em món đồ chơi, sử đồ bị hư,… Những hành động này cũng chính là lời xin lỗi chân thành giúp mối quan hệ giữa trẻ và đối phương trở nên thân thiết, gắn bó hơn.
Bố mẹ hãy làm gương cho con noi theo
Trẻ nhỏ thường hay quan sát và thực hiện theo những gì bố mẹ chúng hành động và ngay cả cách nhận lỗi cũng vậy. Vì thế, khi bạn mắc lỗi với ai đó thì hãy hành động nhận lỗi một cách khéo léo, tích cực để làm bài học hay cho con khi chịu trách nhiệm về lỗi lầm của chúng. Đây cũng là cách dạy xin lỗi rất hiệu quả mà các bậc bố mẹ tích cực phát huy để dạy con, đồng thời gắn kết mối quan hệ gia đình thêm hạnh phúc, gắn bó.
Babymart.vn/Tổng hợp