9 mẹo giúp mẹ và bé thấu hiểu nhau

9 mẹo giúp mẹ và bé thấu hiểu nhau dưới đây như dành thời gian quan tâm đến cảm xúc của con, cách xử lý vấn đề thông minh, giúp bé quên đi cảm xúc tiêu cực, giải thích cho con hiểu,... thật sự là giải pháp rất hữu ích. Nắm bắt được cảm xúc của trẻ chính là chìa khóa giúp mẹ và bé hiểu, trân trọng nhau hơn. Dù vậy nhưng để nắm bắt được tâm lý và cảm xúc bé không phải là vấn đề đơn giản mà ai cũng có thể làm được, rất cần những giải pháp hay.
1. Quan tâm cảm xúc của trẻ
Khi con có những thái độ cáu gắt, lo lắng, càu nhàu hay lặng thinh,... mẹ hãy tinh ý và nhanh chóng nhận ra và giúp bé quên đi những điều khó chịu đang nghĩ với những lời nói dịu dàng như: "Mẹ có điều gì làm con không vui hay sao mà lặng thinh như thế?", "Điều gì khiến con lo lắng như thế, mẹ có thể giúp không?", "Con yêu, mẹ biết con đang giận, hãy nói mẹ nghe để giải tỏa giúp con",...
2. Tìm nguyên nhân vấn đề
Nếu như trẻ có những cảm xúc cư xử thái quá, mẹ đừng nên trách mắng hay phát trẻ. Thay vào đó, mẹ hãy giúp bé tìm ra nguyên nhân của vấn đề, giải thích cho bé hiểu về sự việc để bé tự thấy rằng bản thân phản ứng không đúng và tự học cách kiềm chế.
2. Để trẻ tự biết kiểm soát cảm xúc
Dù ở nhà hay nơi đông người, mẹ hãy để bé tự do thể hiện cảm xúc thật của mình. Nếu những cảm xúc bé thật sự bị mất kiếm soát, hãy để cho bé tự bản thân nhận ra khi mệt mỏi và tự điều chỉnh. 
10 mẹo giúp mẹ và bé thấu hiểu nhau
Để bé tự do thể hiện cảm xúc
4. Nhiều cách xử lý vấn đề thông minh
Khi trẻ gặp những vấn đề khó khăn, mẹ và bé hãy thảo luận với nhau để giải quyết thật phù hợp. Nếu con có lỗi với bạn, mẹ hãy khuyên trẻ xin lỗi hoặc ôm bạn khi nào cảm thấy tự tin, ngược lại, bạn có lỗi với bé mẹ hãy bé cách chấp nhận lời xin lỗi và biết tha thứ,... Giúp bé tiết chế cảm xúc, thể hiện sự ôn hòa, cử xử thông minh trước những tình huống giao tiếp.
5. Ghi chép lại
Mẹ hãy ghi lại những cảm xúc thiếu kiểm soát của con vào một cuốn tập để giúp bạn nhớ và điều chỉnh cho trẻ khi có cơ hội. Đôi khi, tại những nơi đông người như siêu thị, rạp chiếu phim, khu vui chơi,... bé có những cư xử không đúng mẹ hãy ghi lại để về nhà khuyên bảo con. Tuy nhiên, trong những lúc trẻ cư xử không đúng, mẹ đừng nên bỏ rơi cảm xúc của bé.
6. Giúp trẻ quên đi những cảm xúc không tốt
Ngay nhứng lúc cảm xúc của trẻ bị mất cảm xúc, mẹ hãy hướng con sang hoạt động tích cực khác như nhe nhạc, ăn uống, làm việc con yêu thích,... để chúng quên đi cảm xúc đang tồn tại và bình tâm suy nghĩ lại.
10 mẹo giúp mẹ và bé thấu hiểu nhau
Âm nhạc có thể giúp bé quên đi những cảm xúc khó chịu
7. Giải thích
Hãy dịu dàng âu yếm và giải thích vấn đề mỗi khi trẻ gặp khó khăn về cảm xúc để bé hiếu, đồng thời cùng con tìm hướng giải quyết thích hợp. Hãy khuyên trẻ rằng hãy chia sẻ với mọi người khi con gặp khó khăn, dù ở bất kỳ cảm xúc nào cũng đừng nên làm hại bản thân hay tổn hại cho người khác.
8. Thông báo cho trẻ biết kế hoạch trước 10 phút

Trẻ thường có thái độ mè nheo trước những kế hoạch liên quan đến chúng do vậy mẹ chỉ cần thông báo cho chúng khoảng 10 phút trước khi thực hiện là ổn
9. Giới hạn cảm xúc tiêu cực của trẻ
Mẹ đừng nên kìm hãm cảm xúc của trẻ và hãy cho chúng tự do thể hiện. Những cảm xúc tiêu cực như giận dữ, la hét, than vãn, khóc nhè sẽ khiến trẻ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn, nhưng chỉ giới hạn trong đôi lần. Thay vào đó hãy dành cho chúng những lời nói ngọt ngào, một cái ôm ấm áp để xoa dịu cảm xúc của chúng.
Babymart.vn/Tổng hợp

Bình luận