5 thói quen tưởng xấu nhưng lại tích cực của trẻ 1 – 3 tuổi

5 thói quen tưởng xấu nhưng lại tích cực của trẻ 1 – 3 tuổi như bướng bỉnh, hay thắc mắc, nghịch ngợm đồ ăn, sợ sệt,…thật sự không hoàn toàn xấu như các bậc phụ huynh đã nghĩ. Ngược lại những thói quen này là chính là những cách riêng giúp trẻ phát triển tốt và trưởng thành hơn. Do vậy thay vì nổi giận, la mắng, các ông bố bà mẹ hãy đưa ra cách giải quyết phù hợp khi đối mặt với những thói quen này của trẻ.

Dưới đây là những thói quen xấu nhưng hóa lợi của trẻ từ 1 -3 tuổi bố mẹ nên biết:

Nghịch ngợm với đồ ăn

5 thói quen tưởng xấu nhưng lại lợi của trẻ 1 – 3 tuổi

Việc dọn dẹp cực nhọc sau những trận nghịch phá thức ăn của bé với gương mặt nhếch nhác bẩn thỉu cùng với đồ ăn rơi rớt khắp sàn nhà, bàn ăn sẽ làm mẹ chán ngán. Dù vậy, nhưng theo các nhà nghiên cứu khoa học cho biết rằng, hành động nghịch phá thức ăn của bé có tác dụng giúp chúng ghi nhớ và phân biệt các món ăn rất rõ ràng. Việc để con thoải mái trong ăn uống sẽ giúp bé dễ dàng cảm nhận mùi vị và hình dạng phong phú của các món ăn. Vì thế, mẹ hãy cứ để trẻ thoải mái ăn uống, nghịch ngợm với những bữa ăn của bé.

Bướng bỉnh

5 thói quen tưởng xấu nhưng lại lợi của trẻ 1 – 3 tuổi

Đối với trẻ, bướng bỉnh và không chịu nghe lời ba mẹ là một thói quen rất đỗi bình thường. Điều này của bé thể hiện sự dạn dĩ, có chính kiến riêng, quyết đoán và có thể tự lập bản thân. Bướng bỉnh những lúc bé không hài lòng việc gì đó, tức bé muốn khẳng định giá trị tiếng nói và thái độ nhất quyết của mình đối với sự việc đó. Mặc dù thái độ bướng bỉnh của trẻ sẽ làm phụ huynh tức giận nhưng người lớn cũng cần lắng nghe quan điểm của trẻ và đừng bắt ép con phải làm theo ý mình. Do vậy, thay vì la mắng bé bố mẹ hãy giải thích để bé hiểu điều phải trái một cách phù hợp nhất.

Hay thắc mắc

5 thói quen tưởng xấu nhưng lại lợi của trẻ 1 – 3 tuổi

Trẻ nhỏ thường hay thắc mắc với những câu hỏi tại sao như thế này, tại sao như thế kia,… đôi lúc sẽ khiến phụ huynh cảm thấy “phát điên” vì phiền phức, thường hay la mắng hoặc phớt lờ bé. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên phụ huynh đừng nên hành xử như thế, bởi bé thích hỏi nghĩa là bé tò mò muốn biết, thích học hỏi những điều mới nên rất cần bố mẹ hợp tác cung cấp kiến thức và nâng cao cảm hứng muốn khám phá tìm tòi về thế giới sống của bé. Điều này sẽ rất có ích sự phát triển trí não nhạy bén, thông minh của trẻ ngay từ khi còn nhỏ.

Sợ sệt

5 thói quen tưởng xấu nhưng lại lợi của trẻ 1 – 3 tuổi

Bố mẹ cũng đừng vội cho rằng, con mình là đứa trẻ nhát gan, hay sợ hãi. Bởi sợ hãi cũng là một trong thói quen tích cực của trẻ, điều này cho thấy được bé biết cảnh giác và đề phòng được những hiểm có thể xảy ra với bản thân. Vì vậy, sợ sệt là một hiện tượng rất bình thường ở trẻ. Khi trẻ thể hiện thái độ sợ sệt, phụ huynh cần tìm hiểu nguyên nhân khiến con sợ, đồng thời dạy trẻ cách đối phó và vượt qua. 

Nghịch ngợm và hiếu động

5 thói quen tưởng xấu nhưng lại lợi của trẻ 1 – 3 tuổi

Các bậc phụ huynh đừng vội la hét, hãy ngăn cản trẻ khi thấy chúng chạy nhảy lung tung, chân tay không lúc nào chịu yên, nghịch đất cát bẩn, rong chơi ngoài trời mưa, nắng,… Bởi đây là cách mẹ trẻ đang hứng thú khám phá học hỏi, trải nghiệm những điều mới lạ trong cuộc sống, đồng thời tăng cường kỹ năng vận động thúc đẩy thể chất phát triển. Điều này chứng tỏ, con bạn là đứa trẻ lém lỉnh, thông minh, thích khám phá hỗ trợ rất tốt cho sự phát triển toàn diện của bé.

Babymart.vn/Tổng hợp

Bình luận