8 bí quyết rèn cho trẻ thói quen tự học hiệu quả dưới đây khuyên rằng các bậc phụ huynh nên thực hiện để con có được kết quả học tập tốt và nâng cao ý thức học hỏi. Đời sống hiện đại ngày càng bận rộn, đua tranh, các bậc phụ huynh chắc chắn sẽ không có nhiều quỹ thời gian ở bên con kèm cặp, giảng giải cho chúng từng bài toán, câu chữ. Do vậy, việc tạo cho trẻ thói quen tự học, không ỷ lại, trông đợi lời nhắc nhở của bố mẹ là điều rất cần thiết, cần thiết lập cho chúng ngay từ khi còn nhỏ.
Để thiết lập cho trẻ những thói quen tự học hiệu quả, các bậc phụ huynh nên tham khảo những bí quyết dưới đây:
1. Thiết lập trách nhiệm học tập cho trẻ
Phụ huynh hãy dành thời gian giảng giải cho chúng biết tầm quan trọng của việt học trong cuộc sống và nó chính là trách nhiệm của mọi đứa trẻ như con. Việc học sẽ giúp con biết được nhiều thứ mà con đang tò mò muốn biết. Bên cạnh đó, bố mẹ hãy phân định rõ ràng trách nhiệm của con trong giờ học. Khi trẻ học, phụ huynh hãy nói rằng trách nhiệm của con là tự hoàn thành bài tập được giao, và bố mẹ sẽ là người kiểm tra có đúng hay không, giảng giải nếu con không hiểu và tự sữa
2. Làm gương thói quen học tập chăm chú cho con
Trẻ thường rất thích bắt chước và thường làm theo những gì bố mẹ chúng làm. Do vậy phụ huynh hãy tận dụng thời gian rãnh của mình lấy sách báo ra ngồi đọc và nghiên cứu thật nghiêm túc để bé làm theo. Lúc này, bé cũng sẽ tự lấy sách tập của mình ra ngồi học giống bố/mẹ đang làm.
3. Tạo cho bé góc học tập dễ thương, hợp lý
Góc học tập của bé cần được bày trí đầy đủ các vật dụng học tập như kệ sách, bút màu, các loại đất nặn, đồ chơi, thú đễ thương để tăng hứng thú muốn ngồi vào bàn học của chúng. Đồ chơi nơi góc học tập của bé phải là những dạng đồ chơi thông minh, sáng tạo để chúng vừa học vừa chơi thúc đẩy khả năng tư duy, sáng tạo, ham học hỏi.
Bên cạnh đó, góc học tập của bé phải là một không gian yên tĩnh, sạch sẽ và bắt ánh sáng tránh xa các thiết bị điện tử công nghệ như tivi, mà hình vi tính, lap top, ipad,… những tác nhân khiến trẻ bị xao nhãng trong việc học.
Chú ý: trong thời gian trẻ học, phu huynh tốt nhất không nên xem tivi, hoặc gây ra những tiếng động khiến chúng bị xao nhãng, gián đoạn.
4. Để trẻ tự do lập thời khóa biểu học tập
Phụ huynh đừng nên ép trẻ soạn giờ học tập vui chơi theo thời gian biểu của mình. Việc này sẽ rất phản tác dụng, khiến chúng cảm thấy chán nản, không có hứng thú. Thay vào đó, phụ huynh hãy cho chúng được tự do lập thời khóa biểu học tập và mong con thực hiện đúng như thời khóa biểu đã định. Phương pháp này sẽ khiến cho trẻ có trách nhiệm hơn với những thời gian biểu của chính mình lập, tự giác hơn khi tới giờ học.
5. Dạy cho trẻ ý thức dọn dẹp ngăn nắp bàn học
Phụ huynh nên dạy cho con thói quen dọn dẹp góc học tập gọn gàng, ngăn nắp sau mỗi giờ học. Việc này sẽ giúp cho giờ học sau của trẻ không bị gián đoạn vì phải lom khom tìm kiếm bút chì, màu vẽ, thước kẽ,…khi có nhu cầu sử dụng, gây mất tập trung. Một bàn học ngăn nắp, thuộc lòng vị trí đặt để các vận dụng học tập sẽ giúp giờ học của trẻ thêm tập trung, không có bất cứ điều gì làm gián đoạn, phân tán tư tưởng vì phải tìm kiếm cái này cái kia.
6. Hướng dẫn chứ không học dùm con
Trong quá trình học, chắc chắn bé sẽ có những bài toán, câu đố khó cần có sự trợ giúp của người thân. Lúc này, bố mẹ thường sợ tốn thời gian gây cản trở công việc của mình nên thường thay trẻ giải luôn bài đó. Tuy nhiên cách này sẽ khiến trẻ ỷ lại, chỉ thực hiện những bài tập dễ, bài khó nhờ bố mẹ giải giúp. Thay vào đó, phụ huynh hãy dành chút thời gian để giảng bài, hướng dẫn trẻ tìm ra phương pháp giải và để chúng tự thực hiện, sau đó bạn sẽ là người kiểm tra, nếu sai hãy tiếp tục giảng để tự tìm đáp án đúng tuyệt đối không làm dùm.
7. Tặng lời khen để khuyến khích tinh thần học tập của trẻ
Nếu trẻ học tốt và hoàn thành bài tập tốt, phụ huynh nên cho bé lời khen thật lòng hoặc tặng những món quà nhỏ để kích thích tính thần học tập tốt của chúng. Đây được xem là lời động viên rất hữu hiệu để trẻ phát huy tinh thần tự học.
8. Cho trẻ tham gia các hoạt động xạ hội
Phụ huynh không nên cứ để trẻ học tập một mình ở nhà, mà hãy để chúng hòa đồng, phấn đấu cùng bạn bè thông qua nhiều hoạt động xã hội, bồi dưỡng kỹ năng sống cần thiết như tham gia chương trình ngoại khóa của trường, lớp, các hoạt động tình nguyện, từ thiện,…Những hoạt động xã hội này sẽ giúp bé va chạm thực tế, nâng cao khả năng đội nhóm, lãnh đạo, thi đua,…Qua đó, trẻ sẽ trưởng thành hơn, suy nghĩ cũng trở nên chính chắn, ý thức học tập sẽ hình thành một cách tự nhiên hơn.
Babymart/Tổng hợp