7 trò chơi đơn giản giúp trẻ dưới 1 tuổi thông minh như gọi tên trẻ thật nhiều, cho con chơi với gương, đồ chơi có màu sáng, hay giao tiếp với bé bằng ký hiệu ngôn ngữ,… Những trò chơi này khá giống, gần gũi với những hoạt động thường ngày giữa phụ huynh và các bé, chỉ cần chú ý một chút thì sẽ kích thích cho trí não của bé phát triển rất hiệu quả.
Dưới đây là 7 trò chơi đơn giản giúp trẻ dưới 1 tuổi thông minh, phụ huynh nên cùng bé thực hiện mỗi ngày:
Cho bé ngắm khuôn mặt của bố mẹ
Trẻ sơ sinh rất thích nhìn ngắm khuôn mặt của mọi người xung quanh, vì vậy gương mặt bố mẹ chính là món đồ chơi thú vị mang đến cho bé niềm vui. Tận dụng gương mặt của mình, bố mẹ có thể mang đến cho bé nụ cười vui tưới với những biểu cảm ngộ nghĩnh, hài hước hoặc tạo ra tiếng động. Không những thế, bố mẹ có thể nói thì thầm vào hai bên tai của bé để giúp chúng nhận diện giọng nói, tiếng động từ những hướng khác nhau.
Thường xuyên gọi tên trẻ
Phụ huynh hãy thường xuyên gọi tên con thật nhiều chất chứa nhiều tình cảm yêu thương và trìu mến. Điều này sẽ giúp bé cảm nhận được sự an toàn khi được yêu thương. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên giới thiệu tên con với người lạ trước mặt bé.
Cho trẻ chơi với đồ sáng
Đối với trẻ tất cả mọi thứ còn mới lạ, do vậy khi cho chúng chơi và tiếp xúc với những đồ chơi có màu sáng và nhiều màu sẽ có tác dụng kích thích thị giác của bé rất hiệu quả. Vì tầm nhìn của bé còn hạn hẹp nên khi để đồ chơi cho bé chơi, phụ huynh để càng gần sẽ càng tốt. Thêm vào đó, bố mẹ hãy chơi cùng bé và thường xuyên gọi tên màu sắc có trên đồ chơi, cách này giúp bé phát triển thính giác, sớm nhận diện được màu sắc đồ chơi.
Trò tìm đồ cùng màu
Ở giai đoạn 6 tháng đến 1 tuổi, não của bé đã có khả năng nhìn nhận được sự khác và giống nhau giữa các đồ vật, mặt dù vẫn chưa phân biệt rõ ràng về màu sắc và hình khối. Để kích thích cho trẻ sớm có khả năng nhận biết hình dạng giống và khác nhau của các đồ vật, mẹ hãy dạy cho bé phân loại các món đồ chơi có màu sắc và hình dạng giống nhau thành 1 một nhóm.
Cho bé chơi với gương
Nhìn vào gương, bé sẽ nhìn thấy hình ảnh phản chiếu của mình trong gương, và mẹ hãy dạy bé làm đủ mọi cung bậc cảm xúc trên khuôn mặt bé, như cười, làm mặt hề, mặt xấu, vỗ tay,… Nhận thấy được những hình ảnh của mình trong gương sẽ giúp bé sớm phát triển về nhận thức.
Trò chơi tìm đồ vật
Bé từ 8 – 9 tháng tuổi sẽ có đủ khả năng nhận biết để chơi trò này. Phụ huynh hãy chọn ra một số đồ chơi hoặc đồ vật quen thuộc với trẻ như quả bóng, bình sữa, gấu bông, búp bê, xe đồ chơi,… cho vào một nơi nào mà bé có thể nhìn thấy. Sau đó, bạn hãy yêu cầu bé tìm về cho bạn những món đồ mà bạn yêu cầu trong số đó. Trò chơi này sẽ giúp trẻ phát triển khả năng tư duy và rèn luyện tính kiên nhẫn.
Giao tiếp với bé bằng kỳ hiệu
Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, sử dụng ký hiệu để giao tiếp với trẻ sẽ giúp chúng triểm IQ rất hiệu quả. Bởi dưới 1 tuổi bé chưa thể dùng lời nói để giao tiếp vì vậy bố mẹ hãy dạy bé sử dụng ký hiệu giao bằng hành động để hiểu nhau thay cho lời nói. Ví dụ như “chơi” thì dùng chân chạy tại chỗ, “ăn” thì dùng tay giả vờ như đồ ăn đưa vào miệng, “uống” thì nắm bàn tay cuộc tròn đưa lên miệng như hành động uống nước,…
Babymart.vn/Tổng hợp