Các dấu hiệu chuẩn bị sinh mẹ bầu cần nhìn ra sớm

Ngày sinh đang cận kề, nhưng làm cách nào để nhận ra các dấu hiệu chuẩn bị sinh cho mẹ bầu? Thậm chí các dấu hiệu khó nhìn thấy nhất cũng có thể ám chỉ bé sơ sinh sắp chào đời. Babymart.vn mách các dấu hiệu chuẩn bị sinh mẹ bầu cần nhìn ra sớm nhằm giúp mẹ làm chủ mọi tình huống nhé.

1. Vỡ nước ối
Đây được biết đến là thời điểm các túi nước ối xung quanh bé bị vỡ ra, có thể xảy ra dưới dạng như một vòi phun xối xả một lần, hoặc một dòng chảy nhỏ và kéo dài vài ngày. Nước ối có thể vỡ bất kỳ lúc nào trong quá trình chuyển dạ của mẹ, thậm chí đến lúc nữ hộ sinh phụ giúp mẹ đỡ đẻ thì nước ối mới bị vỡ.

Nếu nước ối vỡ, hãy gọi cho bệnh viện ngay lập tức. Bởi vì một khi nước ối vỡ, mẹ sẽ có nguy cơ nhiễm trùng cao, vì vậy các bác sĩ sẽ đề nghị mẹ nên chuẩn bị đồ đạc nhập viện gấp. Trước đó, các bác sĩ sẽ hỏi mẹ về đặc điểm chất lỏng để nắm rõ hơn tình hình. Nước ối báo hiệu chuẩn bị sinh sẽ có màu như rơm và có mùi ngọt. Nếu nước ối màu xanh, bé có thể đã làm trống ruột của mình, một dấu hiệu của sự kiệt sức và mệt mỏi, và việc đến bệnh viện để kiểm tra là điều cần thiết.

2. Giảm bớt các cơn ợ chua
Khi bụng bầu càng lớn, bé sẽ đẩy dạ dày của mẹ trở lên. Điều này buộc axit trong dạ dày của mẹ đi vào khí quản, gây ra chứng ợ nóng, ợ chua. Tuy nhiên vào các tuần cận kề ngày sinh, mẹ có thể sẽ nhận thấy dấu hiệu chuẩn bị sinh này đang dần trở nên tốt hơn. Đó là bởi vì bé đã bắt đầu di chuyển xuống vùng xương chậu của mẹ để chuẩn bị cho cuộc vượt cạn. Mẹ bầu cũng có thể nhận ra rằng mình có thể thở dễ dàng hơn bởi vì bé không còn đạp vào lồng ngực của mẹ.

3. Cơn đau lưng
Sự đau nhức ở vùng lưng dưới có thể có nghĩa là bé đang tự xoay người vào đúng vị trí cho sự lọt lòng sắp tới. Triệu chứng này có thể kéo dài một ít ngày và gây ra đau đớn cho các mẹ. Đây cũng có thể là sự khởi đầu cho các cơn co thắt hay gặp ở thời kỳ chuyển dạ. Một số phụ nữ mang thai cảm thấy đau nhức vùng lưng hơn vùng dạ dày của họ.

Mẹ có thể vượt qua những cơn khó chịu do cơn đau lưng này gây ra bằng cách uống thuốc paracetamol theo liều lượng bác sĩ cho phép, rồi đặt chân lên cao, hỏi xin lời khuyên bác sĩ về cách mát xa lưng và tắm nước ấm.
4. Dịch nhầy
Trong thời kỳ mang thai, sẽ có một nút nhầy bao phủ cổ tử cung của mẹ để bảo vệ em bé đang nằm bên trong khỏi những nhiễm trùng. Tuy nhiên, vào những ngày gần sinh, nút nhầy này sẽ có dấu hiệu bị lỏng đi, làm dịch nhầy chảy theo dòng lớn hoặc dần nhiều hơn trong một vài ngày. Dịch có màu nâu, hồng hoặc màu đỏ xơ hoặc màu thạch. Trong thời gian này, mẹ cần liên lạc thường xuyên với bác sĩ để chắc chắn rằng mình không đang chảy máu nhé. Nếu dòng chảy có màu đỏ tươi hoặc bắt đầu trở nên nặng hơn, hãy nhập viện ngay. Nếu không có vấn đề gì, mẹ chỉ cần ăn uống, ngủ nghỉ và thư giãn trước khi mọi thứ thực sự bắt đầu.

5. Núm vú bị rò rỉ
Núm vú của mẹ bị rò rỉ không chỉ trong thời kỳ cho bé bú mà còn xảy ra trong suốt 3 tháng cuối cùng của thai kỳ. Mẹ bầu có thể nhận thấy dấu hiệu chuẩn bị sinh này vào những tuần cuối cùng trước khi bé sơ sinh chào đời. Sữa mẹ bị rò rỉ lúc này là sữa non, một chất lỏng giàu chất dinh dưỡng giúp nuôi dưỡng bé cho đến khi sữa riêng của mẹ đến trong hai đến ba ngày sau khi sinh. Nếu mẹ cảm thấy ẩm ướt nơi phần áo xung quanh núm vú, có thể mua các miếng lót ngực để sạch sẽ hơn.

6. Tiêu chảy
Các hormone có tác dụng hỗ trợ tử cung đôi khi có thể khiến mẹ bầu bị tiêu chảy trong vài giờ trước khi sinh em bé. Nếu triệu chứng này xảy ra, hãy uống nhiều nước hơn, đồng thời tránh xa sữa hoặc các thức uống có đường bởi vì có thể khiến tiêu chảy trở nên nặng hơn. Hãy thử ăn các đồ ăn nhạt như cơm để duy trì năng lượng nhé.

6. Bị sưng phù
Việc mang thai có xu hướng gây cho mẹ cảm giác bị sưng ở khắp các khu vực khác nhau của cơ thể, bao gồm cả môi âm hộ của mẹ ở lối vào âm đạo. Dấu hiệu này có thể làm mẹ hoang mang nhưng hoàn toàn là điều bình thường, gây ra bởi sự gia tăng khối lượng máu trong cơ thể mẹ. Khi bé di chuyển xuống khung xương chậu sau tuần 37, bé sẽ tạo một áp lực lớn hơn lên xung quanh âm đạo của mẹ, khiến mẹ có cảm giác người đang bị sưng lên. Hãy thử  làm dịu cảm giác khó chịu này bằng cách cho một túi nước đá vào một chiếc khăn chè sạch và đặt lên vùng bị sưng nhé.

7. Đi tiểu nhiều hơn
Với sự lớn lên từng ngày của bé và chèn ép lên bàng quang của mẹ, mẹ sẽ nhận thấy tần số đi tiểu của mình bỗng tăng lên một cách bất ngờ trong thời kỳ mang thai. Thậm chí vào tuần cuối cùng trước khi sinh bé, tần số này còn tăng cao hơn nữa bởi vì bé đang định vị mình trong khung xương chậu của mẹ. Trong trường hợp này, mẹ vẫn cần bổ sung thêm nước để tránh mất nước. Tuyệt đối tránh xa cà phê, nước giải khát và các loại trái cây họ cam quýt bởi vì chúng có thể gây kích thích vào bàng quang của mẹ.

8. Năng lượng dồi dào bất ngờ
Nếu thời kỳ mang thai khiến mẹ luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải, rã rời dù làm bất cứ việc gì thì vào những ngày cuối thai kỳ, mẹ bầu sẽ bỗng cảm thấy có một năng lượng vô hạn đang chảy trong người mình, khỏe khoắn và có nhiều sinh lực hơn. Mẹ sẽ muốn đứng dậy và dọn dẹp nhà cửa hay sắp xếp đồ đạc cho bé để chuẩn bị đón bé yêu về nhà.

9. Dáng đi khác lạ
Nếu dáng đi của mẹ bắt đầu trông giống như một đường chéo, đó có thể là dấu hiệu cho thấy bé yêu đang chuẩn bị chào đời. Lý giải cho hiện tượng này, đó là do cổ tử cung của mẹ đang mở rộng ra để chuẩn bị cho công cuộc sinh nở, chính điều đó làm ảnh hưởng đến cách mẹ bước đi.

Nếu cách đi của mẹ thay đổi và khiến mẹ khó chịu, đó có thể là dấu hiệu của cơn đau thắt lưng chậu (PGP). Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về các phương pháp có thể giúp mẹ giảm cơn đau này nhé.

10. Các cơn co thắt
Điều đầu tiên, mẹ có chắc chắn đó không phải là cơn gò Braxton Hicks? Các cơn thắt chặt ngắn, không gây đau đớn này có nghĩa là tử cung của mẹ đang chuẩn bị cho công cuộc vượt cạn sắp tới. Các cơn co thắt thật sự thường bắt đầu yếu, có cảm giác như đau bụng kinh, sau đó lớn dần về tần suất và cường độ.

Lời khuyên cho mẹ bầu là không nên vội vã đến bệnh viện, nhưng vẫn cần thông báo cho bác sĩ biết nhé. Thay vì đến bệnh viện, mẹ hãy uống paracetamol theo liều lượng bác sĩ khuyến cáo nhằm giảm cơn đau. Mẹ chỉ nên nhập viện khi các cơn co thắt diễn ra với cường độ mạnh hơn, với tần suất 3 lần trong 10 phút, 1 lần suốt 1 phút.

Với các dấu hiệu chuẩn bị sinh cần nhìn ra sớm này, hi vọng mẹ sẽ có cuộc vượt cạn thành công!
Babymart.vn tổng hợp

Bình luận