Top 10 nỗi sợ hãi của mẹ bầu khi sinh em bé và cách vượt qua

Trong suốt thời kỳ mang thai, các mẹ sẽ được trải qua nhiều loại cảm xúc khác nhau. Khi cảm xúc biến thành nỗi sợ hãi, mẹ cần phải tự tích lũy kiến thức để làm chủ tình hình. Có nỗi sợ có căn cứ vững chắc, nhưng có loại thì không. Dưới đây là top 10 nỗi sợ hãi của mẹ bầu khi sinh em bé và cách vượt qua giúp các mẹ đỡ bối rối và lúng túng.

1. Dị tật bẩm sinh
Dị tật bẩm sinh thường xảy ra vào những ngày này. Theo nghiên cứu, có hơn 4000 loại khác nhau của dị tật bẩm sinh. Dị tật bẩm sinh thường xảy ra trong tử cung trong suốt 3 tháng đầu của thai kỳ do dị tật cơ quan, dinh dưỡng thấp và công việc không đúng với chức năng cơ thể. Tuy nhiên, nhiều dị tật bẩm sinh có thể được ngăn ngừa trong thai kỳ. Đó là lý do tại sao phụ nữ lập kế hoạch sinh nở, thường được khuyên bởi chuyên gia chăm sóc sức khỏe mẹ bầu là nên bổ sung axit folic và iot. Để giảm nguy cơ sinh em bé với dị tật bẩm sinh, bạn cần tiến hành kiểm tra thường xuyên để đảm bảo rằng sự phát triển của thai nhi đang diễn ra một cách tự nhiên và khỏe mạnh.

2. Sẩy thai
Nhiều phụ nữ sợ bị sẩy thai trong thời kỳ mang thai. Đó là một điều đáng buồn khi tỉ lệ sẩy thai càng ngày càng lớn, và bản chất của chúng vẫn chưa được làm rõ. Theo March of Dimes tuyên bố, “Trong số những phụ nữ biết rằng mình có thai, khoảng 10 đến 15 trong số 100 người (tức 10 đến 15%) bị sẩy thai.”. Để giữ thai nhi an toàn, mẹ cần đảm bảo môi trường sống xung quanh thoải mái và một cuộc sống khỏe mạnh. Thường xuyên gửi gắm yêu thương đến bé nhỏ trong bụng, sẽ tạo ra khoảng cách khác biệt trong thời kỳ mang thai và sau khi sinh em bé.

3. Sinh non
Thỉnh thoảng, trẻ nhỏ được sinh ra sớm hơn dự kiến. Theo Medscape, “Sinh non là trường hợp bé sơ sinh ra đời ít hơn 37 tuần.”. Trẻ sinh ra trước dự kiến có thể phát triển một tập hợp các biến chứng, từ nhẹ đến nghiêm trọng. Một số bé được sinh ra cực kỳ nhẹ cân, gặp các vấn đề về hô hấp, loạn sản phế quản phối và nhiều bệnh khác, nhưng chắc chắn không gặp bất kỳ dị tật bẩm sinh nào. Dĩ nhiên, sinh non có thể dẫn đến những hậu quả khùng khiếp, nhưng nếu bạn giữ một lề lối sống tích cực và khỏe mạnh, bé yêu cũng nhận ảnh hưởng tốt.

4. Nỗi đau sinh nở
Phụ nữ sợ nhiều nhất là về nỗi đau khi sinh nở. Ý nghĩ duy nhất về việc có một thứ với kích thước như vậy chui ra khỏi âm đạo của mình khiến các mẹ không thể chịu nổi. Tốt nhất là mẹ nên bình tĩnh bởi nỗi đau của mẹ không phải là thứ vô ích, hơn nữa mức độ đau của các mẹ khác nhau và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Các bác sĩ sẽ giúp mẹ kiểm soát cơn đau.

5. Sinh mổ
Trong khi nỗi đau sinh nở là không thể tránh khỏi, thì sinh mổ lại không gây ra cảm giác đau đớn này. Đôi khi, có một sự kết nối trực tiếp với nỗi đau một người phụ nữ phải trải qua trong quá trình sinh đẻ. Nhiều phụ nữ thậm chí quyết định sinh mổ để giảm các cơn đau sinh nở, trong khi những phụ nữ khác phải làm điều này bởi vì một số biến chứng nhất định trong thời kỳ mang thai. Nếu bạn sợ sinh mổ có thể gây ra các vết mất thẩm mỹ, mẹ nên tham khảo các công nghệ tiên tiến hơn để giúp bạn xóa bỏ những dấu vết này.

6. Vỡ nước ối ở nơi công cộng
Khá nhiều phu nữ mang thai sợ phải rơi vào trường hợp nước ối bất ngờ bị vỡ nơi công cộng. Nếu điều này xảy ra, bạn không thể làm gì khác ngoài gọi ngay cho bác sĩ và tức tốc nhập viện. Có thể sẽ rất nhanh chóng bé yêu sẽ “oe oe” và nằm trong vòng tay của mẹ đấy!

7. Sự thay đổi gương mặt
Trong giai đoạn này, nhiều phụ nữ bắt đầu chú ý đến sự thay đổi các tính năng trên mặt và làn da. Thông thường, việc mang thai được đi kèm với một nước da hồng hào đặc biệt mà chỉ phụ nữ mang thai mới có. Tuy nhiên, không như nhiều người nghĩ, việc mang thai không làm thay đổi cơ thể phụ nữ. Vì vậy không có gì phải lo lắng hơn là cảm thấy hạnh phúc vì đang mang trong mình một sinh linh bé bỏng đang lớn lên từng ngày.

8. Phát triển bệnh tiểu đường khi mang thai
Sự mất cân bằng nội tiết khi mang thai có thể dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao. Và nếu tuyến tụy không sản xuất đủ insulin, có thể dẫn đến bện tiểu đường thai kỳ. Nỗi sợ hãi này có nền tảng vững chắc, mẹ cần thường xuyên gặp bác sĩ để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh và lượng đường trong máu được cân bằng trong suốt thời kỳ mang thai.

9. Các biến chứng hít phân su
Trong hoặc sau khi sinh, bé có thể hít nước ối phân su. Và tùy thuộc vào mức độ nhiều hay ít, chúng có thể phát triển thành các vấn đề về hô hấp. Tuy nhiên trường hợp này chỉ xảy ra với xác xuất 11% và thường không mang lại biến chứng nghiêm trọng.

10. Dây rốn quấn quanh cổ bé mới sinh
Trong khi điều này xảy ra khá thường xuyên, các nghiên cứu qua trọng và tiến bộ trong y học đã nói rằng có thể giải quyết vấn đề này một cách hiệu quả. Đừng quên rằng bé của bạn nhận oxy và chất dinh dưỡng thông qua dây rốn. Vì vậy, hãy thoải mái các mẹ nhé! Nếu bạn có một bác sĩ tư vấn riêng thì không có gì phải lo lắng.

Điều quan trọng bố mẹ cần luôn nhớ là nuôi bé bằng sự yêu thương chân thành của mình. Trẻ nhỏ, thậm chí khi sống trong tử cung của mẹ, vẫn rất nhạy cảm với các cảm xúc của mẹ. Sự tiêu cực sẽ dẫn đến những điều không tốt cho bé. Vì vậy, nếu bạn muốn có một thai kỳ vui vẻ và khỏe mạnh và một đứa bé không bị dị tật, tốt hơn hết mẹ nên hướng đến những suy nghĩ tích cực nhất nhé.
Babymart.vn tổng hợp

Bình luận