Axit folic được xem là dưỡng chất cực kỳ quan trọng cho bà bầu kể cả trước khi mang bầu. Tại sao cần bổ sung axit folic trước khi chuẩn bị mang thai? Bài viết dưới đây sẽ mách mẹ những thông tin về lý do cần uống axit folic mỗi ngày, liều lượng nên dùng, những trường hợp cần bổ sung thêm và cả dấu hiệu báo mẹ bầu bổ sung chưa đủ lượng cần thiết nhé.
1. Tại sao cần axit folic?
1. Tại sao cần axit folic?
Nếu bạn đang mang thai hoặc chuẩn bị mang thai, việc bổ sung đầy đủ axit folic là điều đặc biệt quan trọng, một dạng tổng hợp của vitamin B9, cũng thường được biết là folate. Axit folic giúp ngăn ngừa sự khuyết tật ở ống thần kinh (NTDs) – dị tật bẩm sinh nghiêm trọng của tủy sống (chẳng hạn như tật nứt đốt sống) và não bộ (như thiếu não). Ống thần kinh là một phần của phôi thai mà từ đó, cột sống và não của bé phát triển. Theo thống kê, NTDs có ảnh hưởng đến khoảng 3000 cái thai một năm ở Mỹ, đây là con số không hề nhỏ! Các khuyết tật ống thần kinh xảy ra ở giai đoạn đầu của sự phát triển trước khi nhiều phụ nữ biết rằng mình có thai. Đó là lý do tại sao các mẹ nên bắt đầu uống axit folic trước khi cố gắng thụ thai. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) đã chỉ ra rằng những phụ nữ bắt đầu uống axit folic đều đặn hằng ngày trước ít nhất một tháng thụ thai và trong suốt 3 tháng đầu của thai kỳ sẽ làm giảm nguy cơ bé sơ sinh bị khuyết tật ống thần kinh lên đến 70%, cũng là con số không hề nhỏ!
Một số nghiên cứu cho thấy axit folic có thể làm giảm nguy cơ khuyết tật khác ở bé như sứt môi, hở hàm ếch và một số loại khuyết tật tim. Nó cũng có khả năng làm giảm nguy cơ của tiền sản giật, rối loạn huyết áp nghiêm trọng mà có ảnh hướng đển khoảng 5% ở phụ nữ mang thai.
Ngoài những tác dụng trên, axit folic còn làm gì được gì khác cho mẹ và bé? Có lẽ mẹ không biết, cơ thể con người cần chất dinh dưỡng này để làm các tế bào máu đỏ bình thường và ngăn chặn một loại thiếu máu. Axit folic cũng cần thiết cho việc sản xuất, sửa chữa và thực hiện chức năng của DNA, bản đồ di truyền và việc xây dựng cơ bản của các tế bào. Bổ sung đủ axit folic đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng tế bào nhanh chóng của nhau thai và sự phát triển của thai nhi.
2. Cần bao nhiêu axit folic?
Để giảm nguy cơ phát triển sự khuyết tật của ống thần kinh ở bé sơ sinh, các chuyên gia khuyên bạn nên dùng 400 microgram axit folic một ngày, bắt đầu ít nhất 1 tháng trước khi bắt đầu cố gắng để có thai. Trong thực tế, bởi vì một nửa số ca mang thai là nằm ngoài kế hoạch, nên một số chuyên gia khác lại khuyến cáo rằng tất cả phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ nên nạp 400 mcg axit folic mỗi ngày. Một số hiệp hội khác, như viện quốc gia hoa kỳ y tế, lại đề nghị đẩy mạnh liều lượng này lên ít nhất 600 mcg mỗi ngày một khi mẹ đã chính thức có thai.
Mẹ nên kiểm tra nhãn dán của multivitamin của mình để chắc chắn rằng bạn đang nạp đầy đủ. Nếu không đủ, mẹ có thể chuyển sang nhãn hiệu khác hoặc uống axit folic riêng rẽ (Chú ý không dùng hơn một multivitamin một ngày). Nếu mẹ đang uống vitamin trước khi sinh theo toa, chúng có thể chứa khoảng 800 đến 1000 mcg axit folic. Một lần nữa, mẹ vẫn nên kiểm tra nhãn hiệu. Đừng uống nhiều hơn 1000 mcg axit folic mỗi ngày trừ phi có lời khuyên từ bác sĩ. Điều này đặc biệt quan trọng nếu mẹ là người ăn chay bởi vì những người ăn chay có nguy cơ bị thiếu vitamin B12 và việc dùng quá nhiều axit folic sẽ khiến việc chẩn đoán sự thiếu hụt này khó khăn hơn.
3. Khi nào có thể cần bổ sung thêm axit folic?
- Những phụ nữ béo phì dường như có nguy cơ sinh bé bị khuyết tật ống thần kinh cao hơn. Nếu bạn đang trong tình trạng thừa cân, hãy gặp bác sĩ trước khi cố gắng thụ thai. Bác sĩ có thể cho mẹ lời khuyên về việc bổ sung một lượng nhiều hơn 400 mcg axit folic một ngày.
- Nếu mẹ đã từng mang thai trước đây với một đứa bé bị khuyết tật ống thần kinh, có thể bạn sẽ được khuyên là nên dùng 4000 mcg axit folic một ngày. Cần chắc chắn rằng vị bác sĩ này biết về lịch sử sinh nở của bạn, sau đó hãy sắp xếp một cuộc hẹn với bác sĩ trước khi cố gắng mang thai. Khi không có sự can thiệp, phụ nữ trong trường hợp này có thể tiếp tục gặp rủi ro về cái thai bị biến chứng bởi NTD khoảng 3-5%.
- Nếu bạn mang thai đôi, bác sĩ có thể sẽ đề nghị bạn bổ sung khoảng 1000 mcg axit folic một ngày.
- Một số người có biến dị di truyển, được biết đến là đột biến methylenetetrahydrofolate reductase (MTHFR), làm quá trình xử lý folate và axit folic khó khăn hơn. Nếu bạn biết bạn đang mắc chứng đột biến này, hãy nói chuyện với bác sĩ để đảm bảo bạn vẫn đang bổ sung đủ axit folic.
- Những phụ nữ bị tiểu đường hoặc đang dùng thuốc chống động kinh thường có nhiều khả năng sinh em bé bị NTDs. Nếu bạn đang ở trong trường hợp này, hãy đến gặp bác sĩ của bạn ít nhất một tháng trước khi cố gắng thụ thai để tìm ra liều lượng axit folic cần bổ sung mỗi ngày là bao nhiêu và hơn hết là được theo dõi tình trạng của mình.
4. Dấu hiệu của sự thiếu hụt axit folic
Axit folic là chất dinh dưỡng quan trọng cần được bổ sung để chuẩn bị sức khỏe trước khi mang thai của các mẹ. Tuy nhiên, có nhiều mẹ lại bổ sung thiếu mà không hề hay biết. Thật ra, dấu hiệu của việc thiếu hụt axit folic khá mờ nhạt và khó nhận biết. Bạn có thể bị tiêu chảy, thiếu máu, chán ăn, sụt cân, cũng như bị yếu người, đau lưỡi, nhức đầu, tim đập nhanh và cảm giác khó chịu. Nếu bạn chỉ thiếu không nhiều, bạn có thể sẽ không nhận thấy bất cứ dấu hiệu nào, nhưng bé yêu của bạn sẽ không được nhận đủ sự phát triển tối ưu nhất.
Với những thông tin này, hi vọng mẹ bầu sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh!
Babymart.vn tổng hợp
Với những thông tin này, hi vọng mẹ bầu sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh!
Babymart.vn tổng hợp