8 thói quen xấu cần hạn chế hoặc từ bỏ khi chuẩn bị mang thai (Phần 2)

Phần tiếp theo sẽ mách mẹ 4 thói quen xấu cần hạn chế hoặc từ bỏ khi chuẩn bị mang thai còn lại, giúp mẹ có một thời kỳ mang thai "chuẩn khỏi chỉnh".

5. Đường
Khi chuẩn bị mang thai, mẹ nên điều chỉnh dần dần hàm lượng đường mình tiêu thụ mỗi ngày. Việc ăn nhiều đường trong thời kỳ mang thai góp phần cho trẻ một “chiếc răng ngọt ngào”. Các nghiên cứu gần đây phát hiện ra rằng những đứa bé có mẹ sử dụng mức độ glucose cao trong thời kỳ mang thai có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao trong cuộc sống sau này.

Để thỏa mãn cơn thèm ngọt của mình, mẹ có thể tìm đến chất ngọt trong các loại trái cây. Đây là thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của mẹ và bé. Không mẹ bầu nào nên bỏ qua thực phẩm dồi dào dinh dưỡng này nhé!

6. Stress

Mức độ căng thẳng cao có thể gây trở ngại cho công cuộc mang thai của mẹ. Căng thẳng, áp lực làm ảnh hưởng đến kết quả của phương pháp điều trị vô sinh. Mặc dù các nghiên cứu về vấn đề liệu stress có làm ảnh hưởng đến cơ hội thành công của thụ thai hay không vẫn chưa đưa ra kết luận chính thức, nhưng các nghiên cứu đã chỉ ra rằng stress thật sự có ảnh hưởng đến tỉ lệ từ bỏ cuộc điều trị của mẹ. Hầu hết bệnh nhân bước vào cuộc điều trị với tâm trạng căng thẳng, lo sợ, và chính cảm giác căng thẳng này khiến các mẹ dễ dàng từ bỏ.

Để giảm stress khi mang thai, hãy tìm các công cụ thư giãn phù hợp với mẹ và hãy gắn chặt với nó. Hãy thử các bài tập thể dục, tìm đến yoga, kêu gọi sự ủng hộ của gia đình hoặc nhờ đến một nhà tư vấn tâm lý.

7. Thiếu ngủ

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những phụ nữ mang thai ngủ ít hơn 6 tiếng trong thời kỳ đầu mang thai sẽ có nguy cơ tăng huyết áp cao hơn, và những phụ nữ mang thai ngủ ít hơn 5 tiếng vào buổi đêm sẽ có tỷ lệ phát triển bệnh tiền sản giật cao.

Các mẹ bầu nên đặt ra mục tiêu ngủ 8 tiếng mỗi đêm. Nếu khó khăn, mẹ hãy tập thay đổi thói quen ngủ của mình. Vào mỗi buổi tối nên đi ngủ cùng một giờ và thức dậy vào sáng hôm sau cũng cùng một giờ, đặc biệt không nên tranh thủ ngủ nướng vào cuối tuần nhé. Đồng thời, loại bỏ các chất gây rối loạn giấc ngủ như rượu và caffein, xem xét việc tắm nước ấm trước khi đi ngủ để giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ. Điều kiện phòng ngủ đôi khi cũng là vấn đề khiến mẹ không thể ngủ xuyên suốt 8 tiếng theo mục tiêu. Hãy thử sử dụng các tấm rèm…, điều chỉnh nhiệt độ phòng, tắt các thiết bị điện như radio, TV, điện thoại di động,..., giữ trẻ nhỏ và thú cưng ra khỏi phòng, hoặc đầu tư một tấm nệm mới chẳng hạn.


8. Tập thể dục quá sức

Tập thể dục trong thời kỳ mang thai là một điều tốt, giúp ngăn việc tăng cân quá mức và giúp mẹ cảm thấy mạnh mẽ và khỏe mạnh hơn. Đồng thời, còn giúp ngăn chặn bệnh tiểu đường trong thai kỳ và hỗ trợ khả năng chịu đựng khi bước vào ngày lâm bồn. Tuy nhiên, mức độ luyện tập thể dục thể thao của mẹ vào thời gian đầu của thai kỳ sẽ vô tình thiết lập một thói quen tập thể dục cho 9 tháng kế tiếp. Vì vậy, cách tốt nhất là mẹ nên bắt đầu hình thành một chế độ luyện tập trước khi cố gắng thụ thai. Và nhớ, đừng tập quá sức nhé. Nếu bạn là một vận động viên hoặc thậm chí là huấn luyện viên thể hình, các hoạt động của bạn sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng thụ thai đấy nhé!

Chúc mẹ sớm hạn chế hoặc từ bỏ hẳn các thói quen xấu này khi chuẩn bị mang thai nhé.
Babymart.vn tổng hợp

Bình luận