Vào những tuần cuối của thai kỳ, các mẹ bầu thường cảm thấy lo lắng không yên khi xuất hiện bất kỳ dấu hiệu lạ nào, như các cơn gò Braxton Hicks chẳng hạn. Braxton Hicks là gì trong chuỗi thai kỳ của mẹ? Cùng tìm hiểu Dấu hiệu chuẩn bị sinh: Cơn gò Braxton Hicks là gì nhé.
1. Cơn gò Braxton Hicks là gì?
1. Cơn gò Braxton Hicks là gì?
Cơn gò Braxton Hicks là cơn co thắt tử cung mà co bóp liên tục, bắt đầu vào đầu thời kỳ mang thai và thường sẽ không được các mẹ chú ý đến cho đến khoảng sau thời kỳ giữa mang thai. Các cơn co thắt này được đặt tên theo tên của vị bác sĩ người Anh John Braxton Hicks, người đầu tiên mô tả chúng vào năm 1872 và thường bị lầm tưởng là dấu hiệu chuẩn bị sinh thật.
Khi thai nhi càng phát triển, các cơn gò Braxton Hicks sẽ xảy ra thường xuyên hơn, nhưng vào những tuần cuối cùng của thai kỳ, chúng có dấu hiệu xảy ra với tần suất ít hơn và bớt đau hơn. Đôi khi các cơn gò Braxton Hicks rất khó để phân biệt với các dấu hiệu sớm của sinh non, vì vậy đừng cố gắng ngồi đoán già đoán non mẹ nhé! Nếu vẫn chưa bước vào tuần 37 và đang phải đối mặt với các cơn co thắt thường xuyên, hoặc nếu mẹ có bất kỳ dấu hiệu nào của sinh non được liệt kê dưới đây, hãy liên hệ ngay với bác sĩ.
Vào khoảng 2 tuần trước ngày sinh, cổ tử cung của mẹ đã bắt đầu “chín” hoặc dần dần mỏng hơn để chuẩn bị bước vào ngày thực sự lâm bồn. Các cơn co thắt trong gian đoạn này có thể xảy ra với cường độ cao hơn và thường xuyên hơn, và chúng có thể sẽ gây khó chịu cho các mẹ. Không giống như các cơn gò Braxton Hicks xảy ra sớm, ít gây cảm giác đau đớn với tần suất rời rạc, và không gây ra thay đổi rõ rệt cho cổ cử tung, các cơn đau này sẽ làm cổ tử cung của mẹ trở nên mỏng hơn và thậm chí giãn nở ra một chút. Giai đoạn này được gọi là thời kỳ trước khi sinh.
2. Cơn gò Braxton Hicks gây ra cảm giác như thế nào?
Khi bắt đầu xuất hiện bất kỳ loại co thắt nào, dù là Braxton Hicks hay cơn co thắt thật, mẹ sẽ cảm nhận thấy tử cung, vùng bụng dưới hay phần háng bị thắt chặt lại hoặc bị bóp lại, và rồi giãn ra. Các cơn co thắt Braxton thì xảy ra không thường xuyên và không đau đớn, mặc dù vậy chúng cũng khiến các mẹ không thoải mái cho mẹ và thỉnh thoảng còn xảy ra với cường độ mạnh và đau.
3. Sự khác nhau giữa cơn gò Braxton và cơn co thắt thật?
Vào các ngày hoặc tuần trước khi sinh, các cơn gò Braxton có thể diễn ra theo một nhịp độ nhất định, tương đối gần nhau và thậm chí đau đớn, có thể khiến mẹ lầm tưởng là dấu hiệu chuẩn bị sinh. Tuy nhiên không giống như chuẩn bị "vượt cạn" thật sự, các cơn co thắt giả này thường không phát triển lâu hơn, mạnh hơn và gần nhau hơn một cách liên tục.
Các cơn gò Braxton Hicks có thể xảy ra tại bất kỳ thời điểm nào trong ngày, nhưng chúng đặc biệt "thích" ban đêm, khi mẹ bị mất nước hoặc bàng quang ở trạng thái đầy đủ, trong quá trình hoạt động thể chất hay quan hệ tình dục.
4. Phải làm gì nếu các cơn gò Braxton Hicks gây ra cảm giác không thoải mái và đau đớn?
Các cơn gò Braxton Hicks thường không khiến mẹ đau đớn, nhưng chúng sẽ làm mẹ cảm thấy không thoải mái. Để giảm cảm giác này mẹ có thể thử những liệu pháp sau:
- Thay đổi hoạt động hoặc vị trí: Thỉnh thoảng việc đi bộ sẽ mang lại cảm giác dễ chịu và thư giãn cho mẹ. Cũng thỉnh thoảng, việc nghỉ ngơi sẽ làm giảm các cơn co thắt (Trong khi đó, các cơn co thắt thật sẽ không biến mất hay giảm cường độ dù cho mẹ có làm gì).
- Uống một ít nước bởi vì các cơn co thắt này có thể thỉnh thoảng xảy ra do sự mất nước.
- Thực hành các bài tập thư giãn hoặc thử hít sâu thở mạnh. Điều này không làm ngăn các cơn gò Braxton Hicks nhưng sẽ giúp mẹ cảm thấy thoải mái hơn.
5. Khi nào nên gọi cho bác sĩ?
Khi thai nhi vẫn chưa được 37 tuần, hãy gọi cho bác sĩ ngay lập tức hoặc chuẩn bị mọi thứ để nhập viện nếu các cơn co thắt trở nên nhịp nhàng hơn, đau đớn hơn và thường xuyên hơn, hoặc nếu mẹ có bất kỳ dấu hiệu của sinh non dưới đây:
- Đau bụng dưới hoặc cảm giác như đau bụng kinh
- Các cơn co thắt thường xuyên (ít nhất 6 lần mỗi giờ, hoặc mỗi 10 phút một lần, thậm chí nếu chúng không gây ra cảm giác đau)
- Chảy máu âm đạo hoặc xuất hiện đốm.
- Tăng lượng tiết dịch âm đạo
- Thay đổi trong sự tuôn dịch, ví dụ như lỏng hơn, trông như dịch nhầy hoặc là đỏ như máu.
- Thêm sức ép lên vùng khung chậu hoặc vùng bụng dưới (cảm giác như bé đang được đẩy xuống)
- Đau thắt lưng, đặc biệt nếu trước đó mẹ không bị đau hoặc cảm giác còn mờ nhạt
Nếu mẹ đã vượt qua tuần 37, hãy hỏi bác sĩ thời điểm nên liên lạc để báo về các cơn co thắt của mình. Khi thật sự bước vào thời điểm lâm bồn, các cơn co thắt sẽ diễn ra đều đặn hơn, kéo dài từ 30 đến 90 giây một lần, dần trở nên mạnh mẽ hơn và xảy ra thường xuyên hơn dù cho mẹ có làm gì. Đặc biệt, hãy gọi cho bác sĩ hay lập tức nhập viện ngay nếu:
- Vỡ nước ối (thậm chí nếu các cơn co thắt không đang xảy ra)
- Chảy máu âm đạo (nhiều hơn chỉ là vết đốm)
- Các cơn co thắt cách nhau 5 phút một lần.
- Cơn đau đều đặn và dữ dội hơn.
Với các kiến thức về cơn gò Braxton Hicks và co thắt thật trước khi thật sự "vượt cạn", hi vọng các mẹ bầu sẽ làm chủ hơn trước mọi tình huống nhé!
Babymart.vn tổng hợp
Với các kiến thức về cơn gò Braxton Hicks và co thắt thật trước khi thật sự "vượt cạn", hi vọng các mẹ bầu sẽ làm chủ hơn trước mọi tình huống nhé!
Babymart.vn tổng hợp