Giúp bé sơ sinh phát triển trí tuệ

Có thể mẹ không biết, bé sơ sinh là những người có khả năng học và ghi nhớ nhanh nhất. Chỉ với một cái nhìn, bé sơ sinh có thể bị kích thích và ghi nhớ được nội dung. Mẹ cần chú ý tới vấn đề giúp bé sơ sinh phát triển trí tuệ ngay từ bây giờ để tạo tiền đề tốt cho giai đoạn sau này của bé.

1. Chăm sóc bé
Một cơ thể khỏe mạnh là tiền đề cho sự phát triển trí tuệ ở bé. Mẹ cần cho bé bú đầy đủ, thay tã thường xuyên, tạo môi trường thoải mái và trong lành, đừng quên cho bé cảm nhận được tình yêu thương và sự quan tâm của mẹ và cả gia đình dành cho bé nhé. 

2. Nói chuyện với bé
Khi làm việc gì bên cạnh bé, ví dụ pha sữa hay thay tã cho bé, hãy tranh thủ nói với bé về công việc mẹ đang làm. Mặc dù chưa hiểu được những gì mẹ nói nhưng đây là tác nhân kích thích sự phát triển trí não ở bé. Đọc sách cho bé nghe cũng là một cách hay.

3. Hát cho bé nghe
Những giai điệu nhẹ nhàng hoặc những câu hát ru ngọt ngào của mẹ sẽ giúp bé cảm thấy an tâm hơn khi đang phải tập làm quen với cuộc sống lạ lẫm ngoài bụng mẹ.

4. Chơi đùa với bé
Những trò chơi cổ điển như ú òa, hôn vào bụng bé, lăn quả bóng tới lui là những hành động thú vị và hữu ích dành cho sự phát triển của bé.

5. Đẩy bé đi dạo
Đặt bé vào xe đẩy chắn chắn và đẩy đi dạo là một hành động kích thích sự phát triển trí não cho bé, hãy chọn những nơi có phong cảnh mới lạ như bưu điện, tiệm bánh mì, công viên để bé được “rửa mắt” và khám phá những điều xung quanh.
6. Massage
Bé sơ sinh thích được chuyển động cơ thể. Mẹ hãy học cách massage và những bài tập yoga dành cho bé. Đây là những hoạt động giúp bé bình tĩnh, tiếp thêm sức lực và năng lượng và sự kích thích. Chú ý chỉ dùng những chuyển động đơn giản mà bé thích (như vỗ tay, đung đưa qua lại), massage nhẹ nhàng lên xuống với dầu massage nhằm tạo cho bé sự dễ chịu và thích thú.

7. Cho bé luyện kỹ năng vận động
Đối với các bé dưới 12 tháng tuổi, không gian cho bé được thoải mái luyện tập các kỹ năng vận động là thảm chơi. Bề mặt êm ái và chắc chắn cho bé cảm giác thoải mái, bé có thể nằm chơi hoặc thực hiện các vận động như lẫy, lật hoặc bò. Các thảm chơi thường được treo các con thú đủ màu sắc, đủ hình dạng với kết cấu, chất liệu khác nhau nhằm kích thích bé với tay chạm vào và cảm nhận sự khác biệt giữa chúng. Một số thảm chơi còn được gắn đèn lấp lánh và chuông, tạo âm thanh vui nhộn khi bé chơi đùa.

8. Theo dõi vạn vật
Bé sơ sinh thường cảm thấy thích thú với vạn vật chuyển động xung quanh chúng, như tiếng kêu vù vù của chiếc xe hơi đang chạy ngoài cửa sổ, những con cá trong bể đang tung tăng bơi lội, cành cây đung đưa trước gió, hoặc sự xoay vòng vòng của quần áo trong máy giặt đang hoạt động…

9. Chọn đúng đồ chơi dành cho bé theo độ tuổi
Đảm bảo đồ chơi thích hợp với độ tuổi của bé. Bé 4 tháng tuổi có thể sẽ cảm thấy thích thú với tấm gương trong khi đó, một đứa bé 12 tháng tuổi lại cho rằng đây là món đồ không có gì hấp hẫn. Đồ chơi có nhiều loại, gồm đồ chơi vận động, đồ chơi giải trí, đồ chơi thông minh. Mẹ cần chú ý chọn đúng đồ chơi cho bé nhé. 

10. Lăp lại mọi thứ đã dạy bé
Càng lặp lại các thứ như cho bé thấy cách nẩy một quả bóng lên, sự kết nối của các tế bào thần kinh được hình thành càng nhanh. Do đó, càng tạo nhiều sự tương tác tích cực với bé, bé sẽ được kích thích trí não nhiều hơn. Khi bé tỏ vẻ chán chường với trò chơi này, hãy dừng lại nhé.

11. Dạy bé một ngôn ngữ khác
Những kiến thức về một ngôn ngữ thứ hai cho bé rất nhiều lợi ích, thời điểm bắt đầu cho một ngôn ngữ thứ hai là từ 0 đến 3 tuổi vì đây là lúc bé dễ dàng đón nhận những âm thanh độc đáo, lạ lẫm khác.
Chúc bé luôn thông minh với những phương pháp đơn giản này!
Babymart.vn

Bình luận