Bí quyết khắc phục “tuổi nói không” ở trẻ

Bí quyết khắc phục “tuổi nói không” ở trẻ dưới đây không chỉ giúp các bậc phụ huynh trị được tính ương bướng của con mà còn giúp chúng hình thành và phát triển nhân cách tốt. Lên 2 tuổi chính là giai đoạn trẻ rất cứng đầu và bướng bỉnh, thường phản đối những yêu cầu của phụ huynh bằng vốn từ hạn hẹp của mình với từ “không”. Điều này khiến không ít bậc phụ huynh cảm thấy khó chịu nhưng chẳng biết là thế nào khắc phục ngoài la mắng, thịnh nộ với trẻ. 

Dưới đây là những bí quyết giúp bố mẹ trị được lời nói “không” của trẻ một cách nhẹ nhàng, tình cảm mà không cần phải la mắng, quát nạt con. Không những thế, điều này còn giúp hình thở ở trẻ những tính cách tốt, nhận biết được giới hạn đúng sai một cách hợp lý.

Bí quyết khắc phục “tuổi nói không” ở trẻ

Lời nói “không” khẳng định sự lớn lên của trẻ

Trẻ ở giai đoạn 2 tuổi, vốn từ vựng dùng để giao tiếp rất ít ỏi và lời nói “không” thường là một trong những tiếng nói có thể làm chúng dễ nói và hiểu được. Đó chính là lý do, trẻ ở giai đoạn này thường nói “không” ở mọi tình huống. Điều này khiến cho nhiều phụ huynh cảm thấy ngỡ ngàng và cho rằng trẻ trở nên ương bướng khi không chịu nghe lời, trước giờ họ chính là người đưa ra mọi quyết định thay con. 

Nhưng thực tế, lời nói “không” của bé đang cho thấy rằng, con bạn đang có sự phát triển và hình thành nhân cách biết khẳng định ý kiến của bản thân.

Đặt ra những giới hạn cho trẻ

Bí quyết khắc phục “tuổi nói không” ở trẻ

Cảm nhận được rằng lời nói “không” của trẻ dùng để khẳng định ý kiến của bản thân, tốt nhất bố mẹ hãy lắng nghe chúng. Bố mẹ có quyền đặt ra cho con những giới hạn về quyền cá nhân và yêu cầu chúng nên tôn trọng, thực hiện theo. Bên cạnh đó, phụ huynh cần lắng nghe, tôn trọng những phủ định của con khi chúng không muốn điều đó. Nếu trẻ quá đáng trong những đòi hỏi, bố mẹ hãy giải thích cho chúng hiểu vì sao không nên như thế, đôi khi cũng cần sự nghiêm khắc. Khi những mong muốn của trẻ ở giai đoạn này không được đáp ứng, có bé thì chấp nhận sau khi được giải thích, nhưng cũng có trẻ khóc lóc, mè nheo.

Làm gương cho trẻ

Trẻ nhỏ thường hay bắt chước hành động và lời nói của người lớn xung quanh, đặc biệt là bố mẹ. Chính vì thế, bố mẹ cần hạn chế nói không với trẻ mỗi khi đưa ra một quyết định nào đó. Thay vì khẳng định không, phụ huynh hãy nêu ra ý kiến của mình để trẻ lựa chọn. Ví dụ: sau khi tắm xong trẻ muốn mặc bộ đồ đẹp dùng vào dịp dự tiệc hoặc đi chơi xa, thay vì nói “không bạn” có thể chọn bộ đồ ở nhà khác và nói rằng bộ này có màu đẹp hơn, mát hơn và dễ chịu hơn khi con chạy và chơi cùng các bạn, còn bộ này (bộ đồ bé chọn) chỉ nên mặc khi con đi thăm ông bà sẽ đẹp hơn,… Ngoài ra, bố mẹ cũng nên dạy trẻ nói lên mọi tâm trạng, cảm xúc của mình khi quyết định một vấn đề gì đó như hài lòng, không hài lòng, đồng ý ở điểm nào và không đồng ý ở điểm nào trong 1 vấn đề,…

Giới hạn thời gian quyết định

Có thể nói đây là phương pháp cực kỳ hiệu quả được nhiều bậc phụ huynh áp dụng. Ví dụ, sáng nay bạn có việc cần phải đi gấp và bạn cho trẻ 5 phút để chuẩn bị ra khỏi nhà để đưa đến trường. Bạn hãy giơ 5 ngón tay và tính thời gian thực hiện, mỗi một phút gập 1 một ngón đồng thời báo hiệu thời gian còn lại cho bé. Nếu hết giờ bé vẫn không chịu ra khỏi nhà thì bạn hãy bế bé nhanh chóng đưa ra xe và cùng đi. Cứ như thế nhiều lần, sau này bé sẽ tự giác hơn trong việc sắp xếp mọi thứ của cá nhân trước khi ra khỏi nhà, dù muốn hay không thì trẻ vẫn phải đi khi đến giờ.

Khen ngợi và động viên trẻ

Khi trẻ đồng ý chấp nhận yêu cầu nào đó của bố mẹ khiến bạn hài lòng, thì hãy cho bé lời khen đồng thời động viên chúng phát huy lần sau. Điều này sẽ là động lực giúp trẻ ngoan ngoãn hơn, biết nghe lời hơn không còn muốn đối nghịch với bố mẹ nữa bởi trẻ em có chung đặc điểm là thích được khen. 

Babymart.vn/Tổng hợp

Bình luận