Dấu hiệu nhận biết trẻ bị bắt nạt ở trường các bậc phụ huynh cần biết để kịp thời có những biện pháp bảo vệ và khắc phục những chấn thương tâm lý của bé. Ngày nay, tỉ lệ các bé bị bắt nạt chiếm khá cao trường học và được xem là một trong những vấn đề nhức nhối của xã hội, khiến phụ huynh luôn trong tâm trạng hoang mang, lo lắng. Chính vì thế, chỉ cần thể hiện một chút quan tâm, quan sát tâm trạng và thái độ của trẻ sau mỗi ngày tan học là phụ huynh sẽ có thể nhanh chóng phát hiện con mình có vị bắt nạt ở trường hay không.
Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị bắt nạt ở trường, bố mẹ cần sớm biết để giúp con vượt qua những khó khăn.
Trẻ trở nên ít nói, lầm lì
Theo phân tích của các chuyên gia tâm lý, trẻ chịu đựng bạo hành, bắt nạt sẽ bị tổn thương tâm lý rất lâu. Đó chính là lý do khiến trẻ trở nên ít nói, mặt lầm lì, thường rụt rè, thiếu tự tin, tinh thần luôn hoang mang và lo sợ. Khi thần kinh bị căng thẳng, tính khí trẻ sẽ rất dễ bị kích động, nguy cơ bị mắc chứng u uất, trầm cảm có tác động tiêu cực đến tương lai của bé.
Bỗng nhiên có phản ứng dữ dội khi người nhà trêu
Đối với những trẻ thường xuyên bị hành hạ, đánh đập hoặc làm nhục dưới mọi hình thức sẽ vô cùng nhạy cảm với những hành động trêu đùa. Bé thường tỏ thái độ sợ hãi, tránh né khi anh chị em, bố mẹ,… đùa giỡn. Điều này cho thấy, tâm lý của trẻ đang bị đau đớn và tổn thương rất rất nặng nề. Cho nên, các bé hay có những thái độ để đề phòng nguy cơ bị bạo hành, bắt nạt trước mọi hành động vui đùa, kể cả đối với những người thân thương trong gia đình.
Sợ vào phòng vệ sinh
Nhà vệ sinh thường là địa điểm các bé bị bắt nạt vì xa lớp họ, vắng vẻ, và không có người lớn kiểm soát,… Do vậy, những trẻ bắt nạt thường có tâm lý sợ nhà vệ sinh. Đây là dấu hiệu rất dễ nhận biết và khá phổ biến thấy các bé sợ sệt, hoảng hốt khi vào nhà vệ sinh ở nhà hoặc bất kỳ đâu khi đi cùng người thân.
Trẻ trở nên bạo lực, cáu gắt với người trong nhà
Những trẻ chịu bạo hành và bị bắt nạt trong một thời gian dài thường cũng hình thành tính cách bạo lực, dễ cáu gắt, tư tưởng lệch lạc, không biết tôn trọng bản thân và người khác. Đôi khi, trẻ còn tự làm đau thể xác để giảm căng thẳng. Đây được xem là những hành vi được hình thành để trẻ tự bảo vệ bản thân.
Trẻ phản kháng, sợ sệt khi được đưa đến trường
Trường học – nơi trẻ bị bảo hành, bắt nạt khiến cho tinh thần và thể xác của trẻ bị đau đớn, nơi đó cũng đang hiện diện hình ảnh của khuôn mặt làm trẻ khiếp sợ. Những điều này đã trở thành nỗi sợ hãi, ám ảnh quẩn quanh trong ký ức khiến trẻ không còn muốn đến trường nữa. Trẻ bị bắt nạt sẽ thường có những biểu hiện khóc lóc, ôm chặt phụ huynh hoặc giãy giụa và van xin đừng đưa bé đến trường, không muốn bị bỏ lại 1 mình.
Khi thấy con bạn thể hiện 1 trong những dấu hiệu trên, phụ huynh hãy nhanh chóng có những biện pháp can thiệp và bảo vệ bé kịp thời. Bố mẹ hãy đến tận trường học của bé để xem xét, kiểm tra đồng thời có những biện pháp ngăn chặn tình trạng bắt nạt, bạo hành ở trường học nhằm mang đến cho con một môi trường phát triển nhiều niềm vui và an toàn.
Bên cạnh đó, bố mẹ hãy lắng nghe và trở thành người bạn cùng con, khuyến khích chúng kể cho bạn nghe những hoạt động hằng ngày ở trường, lớp và những mối quan hệ bạn bè. Rèn luyện cho con những kỹ năng tự tin về bản thân, khả năng giao tiếp, kết bạn và luôn là nơi chia sẻ, tư vấn giúp chúng ứng xử và vượt qua những khó khăn khi ở trường.
Babymart.vn/Tổng hợp