4 “rào cản” khiến trẻ ngại phát triển kỹ năng giao tiếp các bậc phụ huynh cần chú ý để giúp con chỉnh đốn lại lối suy nghĩ tích cực, tự tin hơn. Tự tin trong giao tiếp của trẻ được hình thành tốt nhờ vào sự tác động, định hướng đúng cách của các bậc phụ huynh, nhân tố thúc đẩy chúng nhận ra giá trị và tầm quan trọng của mỗi con người. Từ đó, trẻ thấy được giá trị của chính mình và mong muốn khẳng định bản thân một cách rõ ràng thông qua những kỹ năng giao tiếp với gia đình và xã hội.
Thay vì than phiền vì sao con mình nhút nhát trong lời ăn tiếng nói thì các bậc phụ huynh nên thường xuyên tâm sự và tìm hiểu những “rào cản” nào khiến con ngại giao tiếp. Từ đó, bố mẹ hãy cùng trẻ tìm cách khắc phục. Dưới đây là những “rào cản” thường khiến trẻ kém phát triển kỹ năng giao tiếp các bậc phụ huynh nên biết:
Trẻ mặc cảm vì ngoại hình
Trẻ con sẽ không hiểu được rằng, mỗi người sinh ra đều có những hình dáng bề ngoài khác nhau nhưng đều có giá trị và vẻ đẹp riêng. Chính vì thế ở các bé thường có những mặc cảm về ngoại hình nên dẫn tự ti mặc cảm trong giao tiếp. Nhưng em bé nhỏ người, ốm yếu lại có xu hướng sợ bị những bạn lớn con bắt nạt, còn trẻ mập, béo phì lại có cảm giác xấu hổ vì bị các bạn chế giễu, châm chọc, hoặc những bị răng xấu (sâu ăn, xỉn màu, không đều) lại không muốn nói chuyện, cười đùa vì sợ các bạn chế cười, chú ý,…
Trẻ sợ sai, sợ thất bại
Sợ sai và sợ thất bại cũng chính là một trong những rào cản khiến bé tự ti trong giao tiếp, đặc biệt là ở những trẻ có học lực kém, trung bình thường bị giáo viên khiển trách. Chính điều này khiến cho trẻ cảm thấy sợ sệt không dám giơ tay phát biểu hoặc trả lời câu hỏi vì sợ sai bạn cười, cô trách. Không những thế, bố mẹ cũng rất thường mắng con với những từ ngữ nặng nề mỗi khi trẻ nhận được kết quả học tập kém, hoặc trả lời sai trong lúc chỉ bài,… Thường nhận những lời mắng, chê trách từ những người xung quanh càng khiến tâm lý bị đè nặng vì cảm thấy không được yêu thương, che chở nên sống khép mình hơn, không dám nói ra những suy nghĩ của mình và lẩn quẩn trong sự tự ti.
Trẻ ít được giao tiếp hoặc hoạt động ngoài trời
Có rất nhiều trẻ rất hoạt bát, năng động và tự tin trong giao tiếp ở nhà nhưng khi ra ngoài lại ít nói, sợ tiếp xúc, ánh mắt của người lạ. Lý do khiến cho trẻ có phản ứng này là bởi được bố mẹ thường xuyên bao bọc, không dám cho ra ngoài vì nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Điều này dẫn đến việc trẻ bị hạn chế trong giao tiếp, ít được tiếp xúc với xã hội bên ngoài nên thường biểu hiện sợ sệt, khó thích nghi với người lạ, môi trường bên ngoài.
Trẻ phụ thuộc vào bố mẹ
Đối với trẻ được cưng chiều, mọi việc lớn nhỏ trong nhà đều do bố mẹ, người thân lo hết và không cần phải làm bất cứ việc gì. Thêm vào đó, khi ra ngoài cũng được bố mẹ trả lời hộ cho những câu hỏi từ người bên ngoài,… Hoặc những trẻ thường bị bố mẹ áp đặt suy nghĩ trên mọi hoạt động như dù không thích những trẻ chỉ được ăn những món ăn, môn học, bạn bè, mặc quần áo, đồ chơi,… do bố mẹ chọn và quyết định. Với những tư duy dạy con tiêu cực như thế này, bố mẹ đang dần phá hoại con trẻ, khiến chúng bị hạn chế ngôn ngữ trong giao tiếp, không được thể hiện bản thân, dần dần chúng không còn nhận ra giá trị con thật sự của chính mình.
Qua đây có thể thấy rằng, các bậc cha mẹ hãy dành thời gian lắng nghe con trẻ và hiểu được những cảm nhận, suy nghĩ của chúng và tạo điều kiện hết mức để con phát triển bản thân cùng kỹ năng giao tiếp. Phụ huynh hãy thường xuyên tâm sự, vui chơi cùng bé và giúp chúng có cơ hội được tương tác với môi trường bên ngoài để bé không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức và nâng cao kỹ năng giao tiếp. Không những thế điều này còn giúp trẻ nhận thức rõ giá trị của chính mình, tự tin phát triển bản thân.
Babymart.vn/Tổng hợp