6 phương pháp dạy con thông minh hiệu quả như nói chuyện nhiều với bé, xây dựng hệ thống cảm xúc, cùng con chơi những trò chơi trí tuệ, chỉ tay vào những đồ vật liên quan khi nói, hay cho trẻ không gian sáng tạo riêng và khen ngợi chúng đều là những hành động thực tế, dễ thực hiện kích thích trí tuệ của bé phá triển. Những phương pháp dạy con thông minh này đã được qua nghiên cứu và thực hiện rất thành công ở các nước châu Âu, rất khuyến khích các phụ huynh việc thực hiện với con em mình.
1. Nói chuyện nhiều với trẻ
Phần lớn trẻ ở giai đoạn từ 18 tháng – 2 tuổi cần được học hỏi nhiều về thế giới xung quanh và phát triển khả năng ngôn ngữ. Do vậy, phụ huynh nên dành thời gian rãnh của mình để “tám” chuyện với con mỗi ngày, có thể kể cho chúng biết về những hoạt động trong ngày của bạn hay những việc bạn đang làm và sẽ làm,… Phụ huynh nói chuyện với con càng nhiều thì khả năng ngôn ngữ của bé sẽ càng phong phú và phát triển vượt trội cùng những câu chuyện thường nhật của bạn. Ngoài ra, vào mỗi tối trước khi cho con ngủ, mẹ/ bố hãy kể cho bé nghe một câu chuyện, nên thay đổi giọng và ngữ điệu sao cho giống với nhân vật trong truyện để tăng sự thú vị và kích thích khả năng tiếp thu tốt cho bé.
Chú ý: Phụ huynh đừng nên cho trẻ học ngôn ngữ thụ động trên tivi mà cần có sự tương tác qua lại giữa bạn và bé.
2. Xây dựng hệ thống cảm xúc cho bé
Theo các nghiên cứu cho thấy rằng, cảm xúc đóng vai trò rất quan trọng cho sự phát triển nhận thức và những kỹ năng xã hội cho trẻ. Do vậy, phu huynh cần dạy cho trẻ cách thể hiện cảm xúc đúng cần thiết cho các kỹ năng sống sau này. Ví dụ như, nếu bé bị bạn vô tình đụng ngã trong lúc chơi đùa, thì bạn nên giải thích với con đây chỉ là một tại nạn “bạn đang chạy nên không thấy con và chỉ lỡ đụng con ngã thôi” để bé bỏ qua và không phải hờn trách bạn. Hoặc trong lúc chơi cùng bạn bè, phụ huynh hãy gợi ý để con chia sẻ đồ ăn thức uống hay đồ chơi cùng bạn bè, và giải thích rằng đó là việc làm dễ thương sẽ khiến các bạn thích chơi với con nhiều hơn.
Với những việc làm đơn giản, bạn có thể giúp bé thể hiện cảm xúc liên hệ với hành động thực tế sẽ dần xây dựng trong chúng một hệ thống cảm xúc tích cực, hình thành nhân cách tốt, có ích cho trẻ ở tương lai.
3. Để bé tự do sáng tạo
Để trí thông minh của trẻ được phát triển, phụ huynh đừng nên la mắng nếu bé tháo banh một món đồ chơi hay vẽ bậy lên tường, bàn, ghế, quần áo,… mà hãy để cho bé không gian tự do sáng tạo và tưởng tượng. Nếu bé thích vẽ, bạn hãy mua cho bé tập tô, giấy vẽ và bộ màu vẽ để bé được thỏa sức vẽ vời, còn nếu bé thích âm nhạc thì mua cho chúng cây đàn đồ chơi như đàn điện tử, đàn t’rưng để bé tập đánh và sáng tạo ra nhiều giai đoan nhạc khác nhau,…Với sự “tiếp sức” cho những đam mê của trẻ sẽ giúp chúng sớm tìm thấy những tiềm năng đang ẩn chứa trong con người của bé và tiếp tục phát huy.
4. Cùng trẻ chơi những trò chơi giàu trí tuệ
Những trò chơi trí tuệ như xếp hình sáng tạo, đóng kịch hoặc vỗ tay theo nhịp,…đều rất có tác dụng trong việc thúc đẩy kỹ năng kiểm soát, điều chỉnh cảm xúc và suy nghĩ của bé. Điều này rất có ích cho bé trong việc học toán và nâng cao kỹ năng lãnh đạo sau này, đồng thời có thể đánh giá chính xác chỉ số IQ của chúng.
5. Lời nói đi liền với hành động
Ở giai đoạn 9 tháng tuổi, bé có thể bắt chước hành động chỉ tay của người lớn. Do vậy, kỹ năng ngôn ngữ của chúng sẽ học hỏi rất hiệu quả nếu bạn vừa nói vừa chỉ vào đồ vật dẫn chứng cụ thể. Vì dụ như khi dạy cho bé biết củ rốt thì bạn hãy chỉ vào củ cà rốt, đồng thời nói về những tác dụng đơn giản của đồ vật để bé hiểu thêm về những kỹ năng hiểu biết xã hội.
Sự tương tác thực tế này sẽ giúp trẻ tiếp thu dễ dàng, nhớ lâu hơn và hình thành khả năng phản ứng, giao tiếp.
6. Khen ngợi cho sự cố gắng của bé
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, sự khen ngợi, tán dương có tác dụng khích lệ tinh thần rất lớn đối với những sự cố gắng của bé. Hãy nhìn thẳng vào thực tế cố gắng của trẻ để tán dương thay vì lời khen qua loa cho trí tuệ thông minh của bé.
Babymart.vn/Tổng hợp