Trẻ sơ sinh và bệnh thiếu máu

Trẻ sơ sinh và bệnh thiếu máu là vấn đề vô cùng quan trọng cần được kịp thời điều trị, nếu không sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của bé. Đa số trẻ sơ sinh mắc bệnh thiếu máu do lượng huyết cầu và hồng cầu giảm, mẹ và bé không phù hợp nhóm máu, thời gian thường xảy ra bệnh này ở trẻ là vào tuần thứ 10 - 12 sau khi chào đời.

Dưới đây là những vấn đề cần giải đáp quanh vấn đề về bệnh thiếu máu ở trẻ sơ sinh:

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh mắc bệnh thiếu máu?

Phần lớn trẻ sơ sinh đều có lượng huyết cầu và hồng cầu giảm và đây chính là hiện tượng thiếu máu sinh lý ở trẻ. Sau khi sinh từ tuần 10 12, lượng hồng cầu giảm mạnh nhưng đây không phải là nguyên nhân khiến bé thiếu máu nhiều. Bên cạnh đó, những nguyên nhân khác cũng là "thủ phạm" gây thiếu máu ở trẻ sơ sinh như:

+ Mẹ và bé không phù hợp nhóm máu, các tiêu chí và thành phần máu khác nhau. Sự khác nhóm màu này bắt nguồn từ thời kỳ mang thai cùng những biểu hiện rõ ràng của trẻ sau khi chào đời, làm phá hủy hồng cầu gây nên bệnh thiếu máu.

+ Do sự rối loạn ở vỏ ngoài của hồng cầu hoặc những khuyết tất trong cấu tạo của huyết cầu, có mang tính di truyền. Vì vậy, nếu như bố mẹ hoặc người thân của trẻ bị bệnh thiếu máu do tan huyết cầu thì bẽ cũng mắc ở mức độ nguy hiểm hơn. 

Bệnh thiếu máu thường xảy ra ở những trẻ sinh non nhiều tháng hoặc mắc những bệnh khác điển hình như nhiễm trùng máu.

Bệnh thiếu máu có gây nguy hiểm cho trẻ?

Bệnh thiếu máu thường gặp ở trẻ sơ sinh là do thiếu sắt trong máu. Bệnh sẽ kìm hãm sự phát triển của trẻ, da dẻ xanh xao, yếu ớt, mệt mỏi, biếng ăn, táo bón. Cân nặng cơ thể của bé có thể cao hoặc thấp hơn mức quy định. Những biệu hiện này cho thấy, lương oxy không cung cấp đủ cho các tế bào bên trong cơ thể trẻ. Do vậy cho thấy, chất sắt đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc vận chuyển oxy qua máu đến các tế bào để đảm bảo mọi hoạt động bình thường.

Bệnh thiếu máu thường xuất hiện ở trẻ sinh non, sinh đôi và trẻ ăn uống không đầy đủ. Lượng chất sắt chứa trong cơ thể của những em bé này không nhiều và bị hao hụt rất nhanh chóng, làm phá vỡ sự hình thành huyết cầu gây nên bệnh thiếu máu.

Cách phòng ngừa bệnh thiếu máu ở trẻ?

Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể chính là điều kiện thiết yếu giúp trẻ sơ sinh phòng chống bệnh thiếu máu. Đặc biệt đối với trẻ có nguy có mắc bệnh cao nên tăng chất sắt, uống viên chứa sắt theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Làm thế nào để biết trẻ bị bệnh thiếu máu?

Nếu ở trẻ có những triệu chứng như hay mệt mỏi, xanh xao, biếng ăn, khó chịu, táo bón cho thấy có nguy cơ mắc bệnh thiếu máu. Phu huynh nên nhanh chóng đưa trẻ đi khám và thử máu để có kết luận chính xác, điều trị kịp thời.

Trẻ 2 tuổi có nên uống sắt để phòng bệnh thiếu máu, và có ảnh hưởng đến sức đề kháng đối với viêm nhiễm?
Trẻ 2 tuổi được uống viên sắt để chữa và phòng bệnh thiếu máu, đồng thời nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Tuy nhiên đối với trẻ có bệnh viêm nhiễm nặng thì không nên uống viên sắt.
Trẻ có nên uống gì để ngăn ngừa bệnh thiếu máu tái phát?
Sau khi điều trị khỏi bệnh thiếu máu, nếu không có sự chỉ định của bác thì mẹ không cho bé uống thêm bất kỳ loại thuốc nào chỉ cần chú ý cung cấp đầy các chất dinh dưỡng, sắt và vitamin.
Babymart.vn

Bình luận