Xử lý tình huống sau khi sinh

Xử lý tình huống sau khi sinh, mẹ cần biết để chuẩn bị tốt tinh thần đối mặt và ứng phó. Sau khi em bé chào đời, mẹ sẽ gặp phải những vấn đề về đường tiết niệu, đường ruột, đau bụng hậu sản, sản dịch và vết may tầng sinh môn đau nhiều. Những vấn đề ấy mẹ sẽ được điều trị và hướng dẫn chăm sóc dưới lời khuyên của bác sĩ, điều quan trọng là cần bồi bổ đầy đủ chất dinh dưỡng, ngủ nghỉ đủ giấc để nhanh chóng hồi phục và nuôi con.
Tình trạng đuối sưc sau khi sinh cũng là bình thường, là lẽ đương nhiên. Một số biểu hiện trong cơ thể mà các bà mẹ thường quan tâm:

1. Đau bụng hậu sản: Bạn thấy đau quặn ở bụng dưới, đau tưng cơn, khi đau thấy nổi một cục cứng ở bụng dưới, nhất là khi cho bé bú, đó là do dạ con đang co thắt. Đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ cơ thể bạn đang từ từ trở lại bình thường. Các cơn đau bị nhiều ở 3 ngày đầu sau sinh, giảm dần và hết đau khỏang 7 ngày sau khi sinh.

- Trường hợp dạ con co bóp mạnh quá,gây đau nhiều, bạn có thể xin bác sĩ cho uống thuốc giảm đau, không nên tự ý uống, coi chừng ảnh hưởng đến sữa mẹ.

2. Vấn đề về đường tiết niệu: Bạn sẽ đi tiểu nhiều hơn bình thường trong những ngày đầu, vì cơ thể phải thải đi lượng nước dư đã bị tích lại trong thời gian mang thai. Đây cũng là nguyên nhân làm cho các mẹ sau khi sinh đổ mồ hôi rất nhiều.

- Trong thời kỳ sau khi sinh, một số bà mẹ đi tiểu rất khó hoặc đi không được, do trong lúc sinh đầu thai nhi và thai nhi đã đè ép lên bàng quang rất nhiều, làm bàng quang bị tê liệt tạm thời. Trong trường hợp này bạn cố gắng đi tiểu càng sớm càng tốt, ngay sau khi sinh, cần chú ý uống nhiều nước vì như vậy bàng quang mới có nước tiểu để làm việc.

- Hãy đứng dậy vận động đi lại, tập cho bàng quang hoạt động, làm cho dòng nước tiểu mạnh hơn.

- Có thể ngâm mình trong nước ấm, nếu có tiểu trong chậu nước cũng đừng sợ, vì nước tiểu bình thường là vô trùng.
Sau khi ngâm phải rửa sạch và lau khô. Nếu tập rồi mà đi tiểu vẫn khó, hãy báo với bác sĩ cho bạn thêm thuốc.

3. Sản dịch: Bạn sẽ ra máu ở âm đạo từ sau khi sinh cho đến 2 tuần sau, một số bà mẹ mái hậu sản có thể dây dưa đến 6 tuần. Lúc đầu máu ra nhiều, đỏ tươi, sau đó sậm dần, ít dần rồi thành máu hồng nhạt rồi lầy nhầy như máu cá rồi hết hẳn. Bạn có thể sạch sẽ sớm hơn nếu bạn cho con bú, vì khi cho con bú dạ con co thắt rất nhiều, siết chặt lại các mạch máu bị tổn thương và như vậy sẽ cầm máu tốt hơn.

- Trong thời kỳ này, bạn phải mang băng vệ sinh sạch để thấm máu, không nên dùng vải hoặc giấy dơ, rất dễ gây nhiễm trùng hậu sản và sưng vết may tầng sinh môn, tuyệt đối chỉ đeo băng vệ sinh ở bên ngoài chứ không nhét bông gòn vào âm đạo, vì như vậy sản dịch không thoát ra được, ứ lại sẽ là nguồn gây nhiễm trùng rất nguy hiểm.
5. Vết may tầng sinh môn: Thường đau nhiều sau sinh, lúc đã tan hết thuốc tê thì giảm dần và hết đau sinh một tuần, tuy nhiên có thể ngồi được như bình thường thì phải 2 tuần sau, thậm chí có bà mẹ đau gần một tháng, sau mới thấy như bình thường. Để bớt sự đau đớn bạn nên:

- Thực hành những bài tập luyện sàn khung xương chậu càng sớm càng tốt sau khi sinh cho mau lành vết thương.

- Giữ vệ sinh vết may cho sạch, sau khi đi cầu, đi tiểu, nên rửa sạch và lau khô. Có thể ngồi ngâm trong nước ấm, sau đó lau khô và dùng máy sấy tóc hơ ấm cho vết may hoặc dùng bóng đèn tròn để hơ. 
- Khi ngồi nhiều bị đau, nên nằm xuống để tránh lực ép lên vết may. 

5. Đường ruột: Có thể một vài ngày đầu sau sinh bạn sẽ không đi cầu, đó là do:

- Trước khi sinh bạn đã được thụt tháo.

- Trong khi sinh em bé chui ra đến đâu, đẩy hết phân trong ruột ra đến đó.

- Sau khi sinh bạn nằm một chỗ ít vận động nên ruột cũng nằm im không co bóp, như động giảm nên khó đi cầu.

- Sau khi sinh do ăn uống kiêng khem không đúng cách; không chịu ản canh rau nên thiếu chất xơ để kích thích ruột của bạn.

- Do cảm giác đau ở vết may làm bạn sợ, gây ức chế mất cảm giác đi cầu...
Nhằm các vấn đề này được hồi phục, mẹ hãy vận động cơ thể nhẹ nhàng, đi lại quanh phòng để kích thích các cơ quan trong cơ thể hoạt động trở lại. Mẹ cần ăn uống chế độ dinh dưỡng đủ chất, giàu chất xơ, uống nhiều nước. Đừng ngại khi có nhu cầu đi cầu. Khi mắc, mẹ cần đi ngay tránh không nên rặn quá sức. Nếu bị táo bón, mẹ phải nghe theo sự hướng dẫn của bác sĩ, có thể bơm hậu môn cho việc đi được dễ dàng hơn. Khi đi cầu, mẹ cần mang theo một miếng băng vệ sinh để giữ cho vết mau của tầng sinh môn bớt đau, căng tức.

Babymart.vn/Tổng hợp

Bình luận