Bí quyết khắc phục tổn thương núm vú khi cho con bú các mẹ cần biết để bảo vệ bầu sữa khỏe mạnh, không bị viêm nhiễm để tiếp tục “cuộc hành trình” nuôi con bằng sữa mẹ. Trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ, chắc hẳn rằng sẽ có không ít mẹ gặp phải những tổn thương gây ê ẩm, đau nhói núm vú mỗi khi cho con bú, trường hợp nặng còn dẫn đến nhiễm trùng, tắc ống dẫn sữa . Cũng chính vì lý do này mà một số mẹ dừng hẳn việc nuôi con bằng sữa mẹ.
Nguyên nhân làm núm vú mẹ bị tổn thương
- Sữa mẹ nhiều khiến bầu vú bị tức, căng
- Thường xuyên cho bé ngậm vú trong lúc bé ngủ khiến vi khuẩn xâm nhập gây ra viêm núm vú
- Trong lúc bú vì ngứa lợi nên bé thường xuyên cắn nghiến núm vú mẹ
- Mạch máu ở núm vú bị co thắt dẫn đến việc giảm lượng máu đổ về núm vú gây đau nhức
- Ống dẫn sữa bị tắc
- Núm vú mẹ bị mắc bệnh về da
- Bé ngậm vú không đúng cách vì có dị tật ở miệng.
Phương pháp khắc phục tổn thương ở núm vú mẹ
- Khi bắt đầu cho bú, mẹ hãy để trẻ bú ở bên vú lành, không đau
- Chườm nóng hoặc lạnh để giảm đau, cho mẹ cảm thấy dễ chịu hơn. Chú ý không nên chườm bằng đá lạnh.
- Khi núm vú mẹ đau nhức vì tức sữa thì mẹ nên hút sữa bằng máy hút sữa hoặc bằng tay rồi trữ lạnh để dành cho trẻ bú. Cách này sẽ giúp bầu vú của mẹ tránh bị cương sữa và có thời gian nghỉ ngơi, chăm sóc phục hồi trước khi trở lại cho con bú.
- Tránh tình trạng cho bé ngậm vú trong lúc bé ngủ
- Sau khi hoàn thành việc cho bú, mẹ dùng tay sạch vắt vài giọt sữa thoa lên núm vú giúp làm dịu và chống viêm, nhiễm trùng.
- Để bảo vệ núm vú không bị tổn thương do bé cắn, nghiến trong quá trình bú mẹ nên sử dụng miếng bảo vệ đầu ngực.
- Đối với núm vú bị trầy da, nứt nẻ hay chảy máu, thì mẹ nên sử dụng thuốc mỡ chứa 100% lanolin bôi vào rồi phủ lên trên bằng miếng lót thấm sữa để ngừa nhiễm trùng và bảo vệ cho núm vú không bị ma sát với áo ngực. Lúc này mẹ nên gặp bác sĩ để được điều trị và chăm sóc cẩn thận.
Cách phòng ngừa, bảo vệ núm vú tránh bị tổn thương
- Cho con bú đúng tư thế và khuyến khích mở miệng rộng khi bắt đầu ngậm vú
- Mẹ nên cho bú thường xuyên để tránh trường hợp trẻ bú lực mạnh vì đói
- Sau khi con bú, mẹ nên hong khô núm vú để núm vú luôn trong tình trạng khô ráo.
- Sử dụng miếng bảo vệ đầu ngực nếu bé nhà bạn thường xuyên căn, nghiến núm vú.
Babymart.vn/Tổng hợp