Sinh mổ và những điều mẹ ít biết

Sinh mổ và những điều mẹ ít biết - Người xưa thường sinh em bé bằng chính sức mình dưới sự giúp đỡ của hộ sinh. Tuy nhiên dưới thời đại khoa học công nghệ phát triển, sinh thường dường như đã giảm đi rất nhiều. Vì có những lý do khác nhau, nhiều bà mẹ hiện nay thường chọn phương pháp sinh mổ bất chấp nỗi sợ hãi, hay những đau đớn sau khi sinh. Đây là phương pháp sinh con trong y học khuyên cần phải nên hạn chế.
Cùng nghe tâm sự của chị Savanah Franco (Mỹ) về cảm giác cũng như những sự thay đổi sau khi sinh mổ để không cảm thấy bất ngờ trong trường hợp bạn cũng phải đẻ mổ.

Phòng phẫu thuật lạnh lẽo
Nhiệt độ trong phòng phẫu thuật thường rất thấp nên có thể sẽ khiến bạn lạnh đến tê cóng cả hai tay và run cầm cập. Nhiều bệnh viện chỉ cấp cho sản phụ áo choàng qua người rất mỏng vì lý do thuận tiện cho quá trình phẫu thuật. Ngoài ra, trong phòng mổ, thân nhiệt của bạn sẽ hạ xuống khá nhanh. Trước khi lên bàn mổ tôi còn thắc mắc những dây đai quanh giường được dùng để làm gì nhưng đến lúc này thì tôi đã hiểu. Các dây đau bằng băng dính này chính là thứ sẽ giúp giữ bạn nằm yên trong trường hợp cơ thể bị run!

Vẫn cảm thấy bị kéo ở bụng
Tôi hầu như không hề cảm thấy đau khi các bác sỹ cắt trên bụng nhưng mặt khác lại có thể cảm thấy hoàn toàn cảm giác ‘trống rỗng khó tả’ khi em bé được đưa ra khỏi bụng mình.

Đừng dại dột nói không với thuốc giảm đau ngay cả sau khi phẫu thuật
Khoảng 28 giờ sau cuộc phẫu thuật, tôi cảm thấy khá ổn và không mấy đau đớn tại vùng vết mổ nên đã nghĩ tới việc xin bác sỹ không tiếp tục sử dụng thuốc giảm đau vì sợ sẽ ảnh hưởng tới sữa cho con bú. Thế nhưng đây có lẽ thực sự là một ý định ‘dại dột’ nhất mà tôi từng làm cho tới thời điểm đó, bởi ngay khi lượng thuốc giảm đau còn dư lại trong cơ thể sau khi ca phẫu thuật kết thúc hết tác dụng, thì sự đau đớn kéo đến khiến tôi gần như không thở nổi mỗi khi cử động. Không những chỉ là cơn đau do tử cung bị rạch ra rồi khâu lại mà còn do cơ bụng bị ‘mất độ căng đột ngột’ sau khi em bé chào đời. Tôi nghĩ đây cũng chính là lý do mà các bác sỹ thường khuyên các sản phụ nên sử dụng thuốc giảm đau trước khi lượt thuốc trước hết tác dụng.
Sinh mổ và những điều mẹ ít biết
Sau sinh mổ, bạn có thể phải mất một thời gian mới có thể lại được cười một cách thoài mái. (Ảnh minh họa)

Bạn sẽ mất một thời gian để ‘có thể cười như bình thường’
Tất cả những hành động rất bình thường của cơ thể trước đây như cười, hắt hơi, ho hay thậm chí là đi vệ sinh đều trở nên khó khăn vào lúc này. Bởi chỉ cần hoạt động kéo căng cơ bụng một chút thì sẽ động chạm tới vết mổ cả trong lẫn ngoài khiến bạn vô cùng đau đớn. Lời khuyên của tôi là hãy đặt một cái gối nhẹ trên bụng khi bắt buộc phải thực hiện bất kỳ hành động nào nêu trên để phần nào hạn chế sự cử động của cơ bụng gây đau thắt.

Tình trạng nhiệt không hề kết thúc sau sinh
Trong thời gian mang thai, có những giai đoạn tôi bị nhiệt, không thể đi vệ sinh tới 7 ngày. Việc ăn nhiều rau củ và uống nhiều nước hầu như không có mấy tác dụng đối với tình trạng này, và tôi đã luôn nghĩ chuyện này sẽ kết thúc sau khi sinh con. Thế nhưng, 5 ngày sau khi sinh, tình trạng này vẫn tiếp diến khiến tôi ‘ăn không được mà không ăn cũng không xong’.

Hầu như mất cảm giác ở khu vực gần vết mổ
Sau 4 năm sinh mổ, hầu như khả năng cảm giác của tôi ở vùng da gần vết mổ trên bụng là rất ít. Mặc dù có cảm giác ngứa ngáy ở vùng đó những tôi vẫn không thể gãi mạnh. Thật ra, mất cảm giác ở vùng gần vết mổ là "di chứng" nhẹ của việc đẻ mổ, chứ không có nghĩa là chưa lành vết thương.
Theo Khampha

Bình luận